2/09, 5:56 pm Những kỳ quan thiên nhiên

Trái đất được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau tạo nên những cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và đa dạng. Đối với nhiều người, những kỳ quan thiên nhiên lâu đời là nơi xứng đáng để tham quan, dù rằng đó có thể là những nơi rất nguy hiểm. Từ những vùng núi sâu đến những ngọn núi cao, từ những khu rừng nhiệt đới đến các vùng sa mạc khô cằn, những nơi cực kỳ nóng bức và những nơi cực kỳ lạnh giá… và những hiện tượng lạ mà con người vẫn quen gọi với cái tên là Kỳ quan.

Băng ở Bắc cực đang tan dần do khí hậu ngày càng nóng lên

Sự phun trào của núi lửa là những hiện tượng ấn tượng nhất. Nhìn rất ngoạn mục nhưng kỳ thực rất nguy hiểm. Núi lửa đã góp phần hình thành nên sự sống. Núi lửa phun trào qua những vết nứt, những đám tro bụi cùng những dòng dung nham góp phần hình thành nên những vùng đất mới ở xung quanh. Thời điểm lý tưởng nhất để xem núi lửa là lúc chiều tối vì bạn có thể đến gần nó. Dung nham phun lên từ miệng núi lửa có sức nóng đến 2.000 độ C. Bạn sẽ nhìn thấy những dòng dung nham đỏ rực phun lên một cách mạnh mẽ. Điều đáng ngạc nhiên là núi lửa có thể là thảm họa vì chúng phá hủy tất cả những gì mà chúng gặp trên đường đi và mang lại sự biến đổi khủng khiếp cho khí hậu.

Ở Puento Rico tồn tại một ngọn núi lửa kỳ lạ có tên là Vot-kan-a-no, là ngọn núi lửa mạnh thứ 2 thế giới. Nếu may mắn, bạn sẽ nhìn thấy ngọn núi lửa phun trào. Nó thảy ra khoảng 15 triệu mét khối dung nham mỗi năm.

Hawaii – Hòn đảo xinh đẹp được tạo nên từ sự phun trào của núi lửa

Có những hòn đảo do núi lửa tạo nên, như đảo Hawaii. Ở đó có ngọn núi lửa lâu đời Kilowae được bao bọc bằng nhiều câu chuyện thần thoại. Miệng núi lửa được đặt theo tên của một vị thần lửa mà theo truyền thuyết vị thần đã tạo dựng nên hòn đảo này. Từng lớp dung nham chồng chất lên nhau theo thời gian tạo thành những vùng đất mới. Và với đảo Hawaii, ngọn núi lửa có ý nghĩa rất quan trọng.

Những cánh đồng băng là những hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống không thân thiện nhất thế giới và đó cũng là hình ảnh những gì không ổn định nhất. Sự ấm lên của quả địa cầu, sự gia tăng nhiệt độ không khí trên trái đất do con người đốt cháy nhiên liệu và phá rừng đã khiến băng tan chảy rất nhanh. Sự thay đổi khí hậu ở vùng Bắc cực diễn ra nhanh chóng hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. No-o-di-san là vùng đất xa xôi nhất thế giới có cộng đồng cư dân sinh sống. Nơi đây có hơn 200 nhà khoa học đang làm việc, họ dùng băng và biển như một nhà thí nghiệm to lớn. Điều kiện môi trường ở đây mang đến cho các nhà khoa học nhiều cơ hội độc đáo để nghiên cứu về những hiện tượng tự nhiên trên quả địa cầu. Họ tìm hiểu về việc thủng tầng ô-zon và sự gia tăng của tia cực tím. Tại đây, nước ở mức gần như đông đặc. Họ sẽ lấy mẫu các loài tảo biển để tìm hiểu về sự đột biến gen do sự gia tăng của tia cực tím. Các nhà khoa học cho rằng đây là lần đầu tiên trong gần 1 triệu năm qua ở vùng biển Bắc cực hoàn toàn không có băng. Sự thay đổi này đã đe dọa đến cuộc sống của các sinh vật ở vùng Bắc cực. ở miền bắc của Canada có những khối băng biển và những loài động vật hoang dã. Đây là nơi mặt trời không bao giờ biến mất khỏi đường chân trời. Vào mùa hè, ánh sáng mặt trời chiếu gọi suốt 24 giờ trong ngày. Ở đây có loài gấu Bắc cực. Do môi trường sống là băng đang bị tan chảy quá nhiều, nên gấu trắng Bắc cực khó có thể tìm được thức ăn, vì vậy chúng sẽ bị đói và không thể sinh sản. Đây là lần đầu tiên những con gấu trắng lâm vào hoàn cảnh nguy kịch do môi trường sống đang dần bị thay đổi theo chiều hướng xấu. Nếu tình trạng ấm lên ở vùng Bắc cực không bị chế ngự, loài gấu trắng Bắc cực có thể bị tuyệt chủng trước khi thế kỷ XXI kết thúc do chúng không thích nghi kịp sự thay đổi của môi trường sống. Mối đe dọa về sự tuyệt chủng của loài gấu trắng là một bằng chứng tiêu biểu cho sự biến đổi khí hậu.

Ở vùng cực Nam của Trái đất, hiện tượng nóng lên của toàn cầu đã làm cho những dòng sông băng tan chảy tạo nên những cảnh quan thật ấn tượng. Những chứng tích còn lại của thời kỳ băng hà sau cùng đang bị xâm hại nghiêm trọng do sự tác động của những cuộc cách mạng công nghiệp gây biến đổi khí hậu nặng nề. Dòng sông băng Morenno có chiều cao hơn 60 mét, dài hơn 35 cây số. Cách hay nhất để khám phá dòng sông băng là đi bộ. Màu xanh kỳ lạ của dòng sông băng là do những tia sáng đã bị băng giữ lại trong những hạt băng thủy tinh hàng ngàn năm qua. Gần như tất cả các dòng sông băng trên thế giới đều tan chảy khiến nước biển dâng lên đe dọa nhấn chìm các vùng đất thấp. Dòng sông băng Shup là dòng sông luôn thay đổi, tọa lạc miền Nam Canada. Những âm thanh tựa như tiếng súng vang lên khi băng bị vỡ ra. Có rất nhiều tảng băng đang trôi trên dòng sông. Khi ngắm nhìn những dòng sông băng và lắng tai nghe những âm thanh như tiếng vỡ ra từ lòng trái đất. Khi băng vỡ ra, chúng tạo thành những khối băng trôi trên sông tạo nên những cảnh quan rất ngoạn mục. Dòng sông băng Columbia được đặt theo tên của một trường địa học. Trong hơn 10 năm qua, lòng sông luôn bị thu hẹp. Những khối băng nặng hàng triệu tấn liên tiếp bị vỡ ra tạo nên những tiếng nổ lớn. Các nhà khoa học dự đoán rằng trong 50 năm nữa, dòng sông băng Columbia chỉ còn một nửa hiện nay.

Thanh Trúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *