Từ thời Tần đến đời Hán, cổ cầm đã gắn kết chặt chẽ với quan niệm tu dưỡng đạo đức của văn nhân. Trong lịch sử nhân loại không có một nhạc cụ nào giống như cổ cầm của Trung Quốc có được phẩm cách văn hóa cao thượng và sâu sắc như thế.

Cổ cầm

Hàm chứa văn hóa sâu sắc được thể hiện trên hình dáng và cấu tạo của cây đàn. Những trang trí truyền lại đời sau của những cây cổ cầm tuy khác nhau nhưng về mặt thiết kế đều giống nhau. Nó đã phản ánh tư tưởng truyền thống tôn sùng tự nhiên của người Trung Quốc cổ đại.

Điểm cao nhất của cây đàn là nhạc sơn. Nhạc sơn có nghĩa là ngọn núi hùng vĩ, ngọn núi cao chính là ngọn nguồn của nước, dây dàn được ví thành những dòng chảy dài. Cổ cầm được ví như "cao sơn lưu thủy". Bên trong thiết kế cổ cầm thể hiện nhiều tình cảm về nước, một giọt nước rơi từ trên không trung xuống, tạo cho người ta cảm giác trong suốt, mượt mà, êm dịu.

Các loại cổ cầm lưu truyền đời sau là báu vật tổ truyền của Hoàng gia, hoặc là hàng cất giữ của Hoàng cung. Chúng đã không còn là nhạc cụ thông dụng, mà trở thành hàng mỹ nghệ quý hiếm. Ngày nay, cổ cầm vẫn đang diễn tấu âm điệu cổ xưa. Nó chứa đựng sự cao nhã và sâu sắc của văn hóa văn nhân cổ đại Trung Quốc, lan tỏa khí chất cao quí và u buồn độc đáo đến với cuộc sống huyên náo của người hiện đại nhằm mang đến cho họ những giây phút trầm tư và yên tĩnh.

Ngày nay, lúc rảnh rỗi, người Trung Quốc thường đi đến trà lầu uống trà. Trà đạo thường kết hợp với diễn tấu âm nhạc. Nhạc cụ diễn tấu có tên gọi tranh. Theo ghi chép, tranh đã có lịch sử hơn 2000 năm. Các nhà khảo cổ hiện đại phát hiện rất ít hiện vật của tranh, chỉ có một số đàn tranh lưu truyền đời sau.

Đàn tranh

Số dây đàn của đàn tranh không cố định, nhưng thông thường là 13 dây, hơn nữa, tất cả dây đàn đều có con nhạn nằm ở khoảng giữa để gác dây. Thông thường, đàn thích hợp thể hiện tác phẩm cổ xưa trang nhã, tiết tấu chậm rãi. Đàn tranh thể hiện âm nhạc với tình cảm sôi sục hào hùng. Sau khi thưởng thức âm thanh đàn tranh xong, người nghe cảm thấy rất phấn chấn, vui vẻ.

Lúc diễn tấu, đàn tranh phát ra âm thanh “tranh tranh” mà từ đó có tên đàn tranh. Âm sắc của đàn tranh thanh thoát vui vẻ, sức thể hiện mạnh mẽ, âm thấp hào phóng, âm cao khảng khái hiên ngang. Đàn tranh chuyên thể hiện các điệu ca trữ tình đẹp. Nó có thể biểu đạt tình cảm, khí thế hào hùng.

Một bức tranh tường khai quật trong ngôi mộ đời Đường đã cho chúng ta biết được hình ảnh về đội nhạc năm xưa. Các nhạc công tập trung tinh thần điều khiển các loại nhạc cụ giao hưởng hòa tấu bộ hơi và bộ dây, trống vàng đều ngân vang, cảnh tượng vô cùng hoành tráng, các loại nhạc cụ phối hợp rất ăn ý.

Những nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc bao gồm cái khèn, đàn tranh, sáo, tiêu. Hình dáng của chúng hơi lạ lẫm và chưa từng xuất hiện trong tài liệu ghi chép và phát hiện khảo cổ đời Hán.

Trong khoảng thời gian gần 400 năm kể từ khi nhà Hán diệt vong cho đến thành lập nhà Đường, nhạc cụ Trung Quốc cổ có sự thay đổi triệt để.

Vào giữa đời Hán, Trương Khiên đi sứ các nước Tây Vực, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Vì thế, một số nhạc cụ ngoại lai đã du nhập vào Trung Nguyên, từ đó dẫn tới sự thay đổi lớn trong lịch sử nhạc cụ Trung Quốc. Trong đó, sự thay đổi của địch và tiêu thể hiện rõ nét nhất.

Trong văn hóa Trung Quốc, địch và tiêu tuy hai mà một.

Cây địch tử cổ, có lịch sử 8000 năm tuổi, được tìm thấy trong di chỉ văn hóa ở tỉnh Hà Nam. Nó là vật phát âm có thang âm được phát hiện sớm nhất trên Thế giới. Địch tử truyền thống Trung Quốc đều thổi thẳng đứng. Đến đời Hán, Trương Khiên thông sứ Tây Vực đã mang về loại địch tử thổi ngang. Sau khi xuất hiện địch tử thổi ngang, nhạc cụ thổi đứng đều gọi là tiêu.

Nhạc cụ thổi đứng đều gọi là tiêu

Âm thanh của địch tử giòn giã, giống nhưng tiếng chim hót rộn ràng vào lúc sáng sớm. Âm thanh của tiêu giống như cơn gió mát đêm trăng vô hình xa xưa. Địch tử và tiêu là hai loại nhạc cụ truyền thống được người Trung Quốc yêu thích. Trong văn hóa Trung Quốc, địch và tiêu tuy hai mà một.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *