Người sáng lập Nho gia nổi tiếng – Khổng Tử – chính là một nhà âm nhạc. Trong hệ thống lý luận Nho gia, âm nhạc và quy phạm lễ nghi đều chiếm giữ vị trí quan trọng ngang nhau.
Nhạc cụ dây là con đường ngắn nhất để bồi dưỡng đức hạnh cao quý. Khổng Tử rất thích diễn tấu cổ cầm và ông còn biết phổ nhạc. Vì thế, cổ cầm có ý nghĩa rất lớn, hình ảnh của nó luôn xuất hiện trong cuộc sống âm nhạc của người Trung Quốc cổ đại.
Tạo hình cổ cầm thô sơ, đơn giản, thân cổ cầm phết lớp sơn màu đen |
Tạo hình cổ cầm thô sơ, đơn giản, thân cổ cầm phết lớp sơn màu đen. Trong sự biến đổi của lịch sử, cổ cầm dần thay đổi và hình dáng phức tạp hơn. Âm sắc của cây đàn mộc mạc, cổ xưa, điềm tĩnh. Cổ cầm là một trong những nhạc cụ quan trọng nhất của nhạc cụ dây cổ Trung Quốc.
Điểm đặc biệt nhất diễn tấu cổ cầm là yêu cầu lễ nghi đối với người gảy đàn. Vào thời Trung Quốc cổ đại, đàn là vật chuyên dùng của văn nhân, trước khi gảy đàn cần phải tắm gội sạch sẽ, tâm trạng cầm phải nghiêm túc yên tĩnh và trước giá đàn có đặt một lư trầm.
Nhạc khí không chỉ phát ra âm thanh tuyệt diệu êm ái, điều quan trọng hơn là mượn nhạc cụ, mọi người có thể nung đúc tính tình, thậm chí cảm ngộ triết lí cao sâu của nhân sinh và vũ trụ.
Ở thành phố Vũ Hán lịch sử lâu đời có một đài cổ cầm. Nơi đây lưu truyền câu chuyện có liên quan đến cổ cầm. Ngày xưa, ở nơi đây có một người tên Chung Tử Kỳ đã nghe được tiếng đàn của cầm sư Du Bá Nha. Khi tiếng đàn miêu tả núi cao nguy nga, Chung Tử Kỳ cảm khái thốt rằng, núi cao thật là quá. Khi tiếng đàn thể hiện con sông lớn cuộn chảy, Chung Tử Kỳ lớn tiếng khen rằng, con sông bao la hùng tráng. Lần đầu tiên, Du Bá Nha rất cảm động khi gặp được người có thể nghe hiểu âm nhạc của mình. Ông đã cùng Chung Tử Kỳ kết tình bằng hữu sinh tử.
Du Bá Nha rất cảm động khi gặp được người có thể nghe hiểu âm nhạc của mình. Ông đã cùng Chung Tử Kỳ kết tình bằng hữu sinh tử. |
Sau khi Chung Tử Kỳ chết, Du Bá Nha đã đập vỡ cây đàn và không còn gảy đàn. Từ đó, “Cao Sơn Lưu Thủy” đã trở thành tên gọi thay của tri âm.
Cách đài cổ cầm không xa có một cung điện lầu các nhạc cụ có niên đại hơn 2000 năm trước. Tháng 5/1978, ở Tùy Châu tỉnh Hồ Bắc, một cuộc khai quật khảo cổ có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử âm nhạc cổ Trung Quốc đã được tiến hành. Chủ nhân của ngôi mộ là vua nước chư hầu tên Tăng Hầu Ất, sinh sống vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên.
Trung thất của ngôi mộ – một căn phòng lớn rộng hơn 60 met vuông – tượng trưng cho cung điện, có đặt một dàn chiêng đồng theo hình thước góc ở bức tường phía Nam và phía Tây. Những chiếc chuông được treo chỉnh tề trên giá chuông bằng gỗ, dường như vừa được chôn xuống đất. Dàn chiêng này không chỉ là thành quả đáng kinh ngạc trong lịch sử khảo cổ thế giới, mà nó còn là một phát hiện vĩ đại hiếm thấy trong lịch sử âm nhạc.
Thể tích dàn chiêng to lớn, tạo hình phức tạp tinh tế đã thể hiện khí phách vương giả ngất trời. Tổng trọng lượng dàn chiêng trong mộ Tăng Hầu Ất là 5 tấn, gồm 65 chiếc, được treo trên 3 tầng, trong đó, chiếc chuông nặng nhất là 203,6 kg; cao 1,5 mét. Dàn chiêng này có thể giúp người hiện đại nghe được tiếng nhạc thời xa xưa.
Tổng trọng lượng dàn chiêng trong mộ Tăng Hầu Ất là 5 tấn, gồm 65 chiếc, được treo trên 3 tầng. |
Âm sắc tươi đẹp và âm vực rộng khiến người ta không thể tin rằng, nó đã ngủ yên dưới lòng đất hơn 2000 năm qua. Đây là đàn nhạc chỉ có tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Tận hưởng âm nhạc tuyệt diệu chỉ là thứ yếu, điều quan trọng hơn chính là thể hiện quyền lực và oai nghiêm.
Trong mộ Tăng Hầu Ất, người ta đã khai quật tổng cộng 128 nhạc cụ. Nếu muốn diễn tấu tất cả nhạc cụ trong mộ Tăng Hầu Ất cần ít nhất là 41 người. Trên thực tế, trong mộ Tăng Hầu Ất có tùy táng 20 cô gái, cô nhỏ nhất là 14 tuổi, và cô lớn nhất là 26 tuổi. Người ta suy đoán, những cô gái này chính là thành viên của dàn nhạc. Có người cho rằng, Tăng Hầu Ất biết chơi nhạc cụ. Lúc tâm trạng thoải mái, vui vẻ, ông thường gảy đàn. Tăng Hầu Ất là một vị vua chư hầu có nhiều nhạc cụ. Mọi người suy đoán, Tăng Hầu Ất là một người tinh thông âm luật.
Trong tất cả nhạc cụ trong mộ Tăng Hầu Ất, dàn chiêng là nổi bật hơn cả, không có gì sánh kịp. Vị trí của nó trong dàn nhạc giống như cây đàn violon trong dàn nhạc giao hưởng hiện đại. Dàn chiêng đồng từng thống lĩnh giới âm nhạc kéo dài hơn 1000 năm.
Nhưng đặc quyền như thế không thể duy trì mãi mãi. Năm 202 Trước Công nguyên, khi vương triều Tây Hán thành lập, nhạc cụ diễn tấu và cuộc sống âm nhạc trở nên bất đồng vì trật tự và quan niệm mới. Dàn nhạc thời Tây Hán có 5 nhạc công, trong đó có 3 người cầm đàn và 2 người cầm khèn.
Từ thời Chiến Quốc đến đời Hán, tuy chủng loại của nhạc cụ không có thay đổi lớn, nhưng tư thế lúc diễn tấu nhạc cụ của họ hoàn toàn khác nhau. Tư thế chơi nhạc nghiêm túc đã bị thay thế bởi phong thái tận hưởng và vui vẻ, thay thế diễn tấu nhạc cụ là nghệ thuật tổng nghệ vui vẻ thoải mái, múa có nhạc đệm.
Các loại nhạc cụ hơi và nhạc cụ dây đã tô điểm dàn nhạc, nhạc cụ đã bắt đầu gần gũi với đời sống tâm linh và đi vào đời sống hằng ngày của mọi người.
Hồng Mẫn