Đỉnh núi Mông ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc tuyệt đẹp với cảnh mây bay lãng đãng. Đây là một trong những nơi sản xuất trà sớm nhất trên thế giới. Trong miếu “Thần Trà” trên đỉnh núi Mông thờ Ngô Lý Chân – người được xem là ông tổ trà, được dân trong vùng yêu kính, tôn thờ.
![]() |
Phụ nữ tỉnh GyeongsangNam hái trà |
Vào khoảng năm 53 trước công nguyên, ông Ngô Lý Chân đã trồng cây trà đầu tiên ở đây. Vì thế, có truyền thuyết cho rằng, trà Trung Quốc có nguồn gốc từ trà của đỉnh núi Mông. Trước đây, ngay cả hoàng đế cũng không được uống trà mà trà chỉ dùng để cúng thần linh, nhưng ngày nay, mọi người, mọi tầng lớp đều có thể thưởng thức trà.
Theo các tài liệu sớm nhất về trà thì trà có nguồn gốc từ Thời Thần Nông. Thần Nông đi khắp nơi trên đất nước Trung Quốc thử dược thảo tìm phương thuốc trị bệnh. Một hôm, ông phát hiện cây trà có tác dụng tiêu độc.
Vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới rất thích hợp cho cây trà sinh trưởng. Cây trà thích hợp với vùng đất có mưa và có ánh nắng mặt trời chiếu sáng. Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 5 độ C, cây trà sẽ chết cóng.
Tỉnh GyeongsangNam là nơi trồng trà sớm nhất Hàn Quốc. Theo sử sách, vua Heungdeok đã ra lệnh cho ông Kim Daeryom đi sứ sang nhà Đường, Trung Quốc mang cây trà về trồng trên núi Jirisan.
![]() |
Shizuoka là quê hương của trà ở Nhật Bản với vườn trà rất lớn và nổi tiếng |
Shizuoka là quê hương của trà ở Nhật Bản với vườn trà rất lớn và nổi tiếng. Những vườn trà màu xanh ngắt là một trong những cảnh quan đẹp nhất của Nhật Bản.
130 năm trước, Nhật Hoàng Minh Trị đã ra lệnh cho nhiều võ sĩ đến đây trồng trà. Hiện nay, một nửa sản lượng trà của Nhật Bản được sản xuất ở vùng đất này. Khi có những cơn gió thoảng qua, không khí ở Shizuoka đầy hương thơm của trà.
Người Nhật Bản có thói quen thêm âm “O” trước những vật quý, cho nên họ gọi trà là “Ocha”.
Lá trà được hái xong phải qua quá trình làm sạch, sau đó được đưa đến xưởng xử lý. Xưởng chế biến thường nằm gần vườn trà để lá trà vừa thu hoạch xong được chế biến ngay nhằm bảo tồn hương vị.
Sau khi xử lý, người ta sẽ phân loại lá trà theo độ nhuyễn của nó. Lúc này, mọi người có thể pha được ly trà có hương vị thơm ngọt.
Muốn uống trà bạn phải nấu nước sôi trước, sau đó đợi nhiệt độ của nước sôi giảm xuống đến mức thích hợp mới tiến hành pha trà, khi đó vị trà mới tỏa ra. Phương pháp pha trà như thế này có thể xóa bỏ tham niệm, giúp tâm bình tĩnh.
Trà có tác dụng kháng khuẩn, chống ô xi hóa, chống ung thư, và chống lão hóa. Do nó có nhiều lợi ích như thế nên trà được xem là loại thức uống tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày, người Nhật Bản uống từ 5 đến 10 ly trà.
Trung Quốc có 6 loại trà cơ bản, được phân loại tùy theo phương pháp sản xuất bao gồm lục trà, hoàng trà, bạch trà, hồng trà, thanh trà và hắc trà. Ngoài ra còn có loại trà đã qua chế biến và ướp hương liệu như trà hoa lài, trà hong khô và nhiều loại trà thanh nhiệt. Đó chỉ là những chủng loại trà lớn, còn nếu phân loại cụ thể của trà thì có hơn một ngàn loại.
Cần phải tuân thủ một số nguyên tắc khi hái trà. Theo qui định, người ta phải hái một nhụy hai lá.
![]() |
Khi hái trà, người ta phải hái một nhụy hai lá |
Để trà có hương vị tự nhiên và thơm ngon thì nhiệt độ và độ ẩm khi chế biến là rất quan trọng. Thông thường nhiệt độ trong máy sấy là 280 độ C đến 300 độ C, chủ yếu là phải duy trì được màu xanh biếc của trà.
Bạn phải dùng tất cả các giác quan để cảm nhận trà. Bạn phải cảm nhận được hương vị của trà trong miệng và trong cổ họng. Lá trà rất dày, có một chút vị chát, và vị ngọt. Đây chính là điều quan trọng khi uống trà.
Trà là quà tặng của tự nhiên cho nhân loại, và nhân loại không ngừng sáng tạo phương pháp tốt nhất để thưởng thức trà. Khi pha trà, ấm nước nóng rót vào bình phải để ở vị trí khá cao vì như thế trà mới tỏa ra hết hương thơm và màu sắc độc đáo.
Trà đã lên men là loại trà được yêu thích nhất ở Trung Quốc bao gồm hồng trà, trà ô long và trà phổ nhĩ. Những loại trà này có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể. Hương thơm thanh dịu của trà phản ánh văn hóa ẩm thực thích ăn những món ăn có nhiều dầu mỡ của người Trung Quốc.
![]() |
Con người cũng có thể dùng một tách trà để biểu đạt tâm ý, tình cảm |
Việc dâng trà cũng thể hiện lòng kính trọng. Khi khách uống trà phải thưởng thức được hương thơm của trà. Hương vị của trà làm người uống tỉnh thần, và con người cũng có thể dùng một tách trà để biểu đạt tâm ý, tình cảm.
Hoa Nhi