Chiếc dù giấy dầu đã được người Trung Quốc sử dụng hơn 1000 năm. Để hiểu thêm về lịch sử cây dù giấy dầu Trung Quốc, trước hết, chúng ta sẽ nghiên cứu cây dù giấy dầu Lộ Châu. Cây dù giấy dầu Lộ Châu được chế tác theo công nghệ truyền thống. Đến nay, nó được gọi là hóa thạch sống của kỹ thuật chế tác dù đi mưa dân gian Trung Quốc.
![]() |
Cây dù giấy dầu Lộ Châu được chế tác theo công nghệ truyền thống |
Công nghệ chế tác một cây dù giấy dầu Lộ Châu truyền thống cần đến hơn 100 công đoạn phức tạp và toàn bộ đều phải nhờ vào chế tác thủ công. Vì thế, cây dù giấy dầu Lộ Châu chiếm giữ vị trí rất quan trọng trong cây dù giấy dầu Trung Quốc.
Thung lũng Tứ Xuyên bốn mùa ẩm ướt, nước mua phong phú, có rất nhiều loại tre, trúc rất dẻo và dai. Làm bộ khung cây dù giấy cần chọn cây tre sinh trưởng từ 3 năm trở lên, thân cây thẳng, hướng theo mặt trời.
Thân cây dù là rất quan trọng. Cây dù giấy dầu Lộ Châu thường chọn Thủy Trúc làm thân. Thủy Trúc sinh trưởng ở Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên vì thân loại tre này nhỏ và dài, rất mềm dẻo dai và giàu tính đàn hồi, chế tác thân dù bằng thủy trúc rất khó gẫy.
![]() |
Chế tác khung dù |
Cò lẫy là một chi tiết rất nhỏ trong cây dù giấy dầu, nó nâng dỡ sức nặng của toàn bộ khung dù và tán dù.
Công việc lắp ráp bộ khung dù đòi hỏi kỹ thuật rất cao, đồng thời bên trong hàm chứa rất nhiều nguyên lý khoa học. Một cây dù giấy dầu bình thường cần 28 nan tre, đồng thời cần căn cứ vào khích thước của cây dù giấy dầu mà tăng hoặc giảm số lương nan tre. Do nan tre nâng đỡ mặt dù nên số lượng nan tre càng nhiều thì điểm chống đỡ tán dù càng nhiều và sức chịu lực rất lớn. Ngoài ra, số lượng nan tre còn quyết định công nghệ phức tạp của cây dù giấy dầu. Số lượng nan tre càng nhiều, điểm nâng đỡ của nan chống cũng nhiều hơn, mức độ xỏ dây hậu kỳ càng khó hơn nhưng khi sử dụng, cây dù sẽ bền chắc.
![]() |
Số lượng nan tre càng nhiều, điểm nâng đỡ của nan chống cũng nhiều hơn, mức độ xỏ dây hậu kỳ càng khó hơn nhưng khi sử dụng, cây dù sẽ bền chắc |
Trước khi Thái Luân phát minh ra kỹ thuật chế tạo giấy, tán dù được làm bằng tơ lụa nên giá cả rất cao. Sự xuất hiện của cây dù giấy dầu đã thay đổi lịch sử của cây dù.
Dán dù là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình chế tác cây dù giấy dầu. Dán giấy vào các nan tre, độ dày hoặc mỏng của nước keo đều trực tiếp ảnh hưởng đến hình dáng sau cùng của cây dù.
Phơi dù là một công đoạn tốn rất nhiều thời gian, hơn nữa, cần phơi trong bóng râm, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào làm tán dù bị nứt và làm phai màu sắc hoa văn trên tán dù. Ngoài ra, khi phơi trong bóng râm, nước keo sẽ bám đều trên giấy và nan tre. Nếu gặp thời tiết tốt thì chỉ cần 1 ngày thì có thể hong khô dù.
![]() |
Phơi dù |
Đến nay, cây dù giấy dầu Lộ Châu đã có lịch sử hơn 1000 năm và hình thành nên văn hóa dù giấy phong phú. Từ thời xa xưa, chữ dù ngụ ý con cháu đỗ đạt, khung dù chế tác bằng trúc đại diện cho sự trường thọ, dù giương ra có dạng hình tròn tượng trưng mỹ mãn đoàn viên.
Trong văn hóa dù giấy, vật tiêu biểu nhất vẫn là chiếc dù màu đỏ thắm. Đỏ là màu sắc truyền thống của Trung Quốc, tượng trưng cho phú quí và điềm lành. Có người đã làm cuộc thống kê, trước những năm 1970 có 2/3 cây dù giấy dầu màu đỏ sử dụng ở Trung Quốc được chế tác ở Lộ Châu. Người dân Trung Quốc tranh nhau mua dù giấy Lộ Châu màu đỏ để sử dụng hoặc tặng cho người thân, bạn bè.
Hơn 1000 năm trước, dầu trẩu đã được sử dụng vào công nghệ chế tác dù giấy dầu. Trước khi phết dầu trẩu lên dù giấy, người thợ cần nấu chính dầu trẩu. Dầu trẩu có tác dụng chống ẩm.
Ngày xưa, dầu trẩu có độ bóng mịn rất cao, dùng để sơn phết lên đồ vật. Sau khi sử dụng một thời gian dài, người ta phát hiện dầu trẩu nóng còn có tác dụng chống thấm, chống mục rữa, chống mối mọt và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Dầu trẩu được phết lần hai mặt tán dù có thể tăng cường độ cứng cho giấy và tăng cường tác dụng chống mưa.
![]() |
Dù giấy dầu được gọi là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia |
Trong thời đại chú trọng phẩm vị và văn hóa, cây dù giấy dầu một thời đối diện với nguy cơ biến mất nay đã tìm được sức sống mới. Nó được gọi là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Văn hóa và vẻ đẹp ẩn chứa trong cây dù giấy được bảo tồn và tiếp tục kế thừa và phát huy ở Lộ Châu, tỉnh Tứ Xuyên.
Hồng Mẫn