Toàn cảnh Madagasca huyền bí |
Từ khi mới hình thành, các vùng đất đã được trao cái quyền phát triển sự sống. Sau đó, sự sống phân chia lại vùng đất. Đây là vũ điệu hoàn hảo của tự nhiên. Hàng triệu chủng loài động vật bắt đầu xuất hiện. Chúng tương tác, trợ sức cho nhau và nhiều loài khác cùng tiến hóa.
Con người là loài động vật tiến hóa cao nhất trên hành tinh này. Dân số thế giới cách đây 1.000 năm là 300 triệu người; hiện nay là 6 tỷ người và trong thời gian sau là khoảng 10 tỷ người. Môi trường thay đổi khi dân số ngày càng tăng. Nếu môi trường trái đất vẫn giữ được nét hoang sơ thì các vũ điệu cổ đại vẫn sẽ tiếp diễn trong tương lai.
Madagasca là vùng đất đáng chú ý nhất bởi hòn đảo này tách biệt với thế giới từ cách đây 19 triệu năm. Điều kiện sinh thái ở hòn đảo thật đa dạng nên nhiều chủng loài có thể thích nghi và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các chủng loài khác di chuyển đến làm quen với các điều kiện sinh thái ở đây dẫn đến sự ra đời của nhiều chủng loài mới. Sự thay đổi di chuyển sâu hơn vào các ngọn núi mở ra nhiều điều đáng ngạc nhiên. Có một số loài cây là kết quả của sự "đồng tiến hóa". Thuật ngữ này có nghĩa là sự tiến hóa diễn ra ở hai mức độ. Đầu tiên là sự thay đổi hình vị học của các cánh hoa. Tiếp đến là sự tiến hóa của loài kiến. Chúng có thể làm tổ trên thân của cây hoa. Chúng sinh tồn bằng cách thu gom một số chất trong thân cây để sống.
Madagasca nổi tiếng là quê hương c
Loài tắc kè hoa ở Madagasca qua tranh vẽ |
ủa loài vượn cáo, loài tắc kè hoa và nhiều chủng loài kỳ lạ khác. Chúng tiến hóa bằng nhiều cách độc đáo nhờ vào sự tách biệt của hòn đảo và hệ sinh thái đa dạng của vùng. Côn trùng là chủng loài đa dạng nhất ở đây. Madagasca hiện là quê hương của hơn 15.000 chủng loài thực vật không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Việc nghiên cứu, khám phá những loài thực vật mới đang góp phần tạo ra những khu rừng cho hòn đảo này. Madagasca là vùng đất có nhiều dạng rừng khác nhau từ rừng ẩm ướt đến rừng khô cằn. Tất cả khu rừng đều rất hùng vĩ. Các khu rừng chứa đựng nhiều dạng thực vật có thể xem là bình thường nhưng đối với các nhà khoa học thực vật, chúng là những kho báu quý hiếm. Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều loài thực vật ở đây chứa những hỗn hợp kháng bệnh tự nhiên. Loài hoa dừa cạn có thể sản sinh ra một số chất kháng lại bệnh ung thư bạch cầu. Một loại cỏ khác có thể dùng chữa trị bệnh Bu – zô, một căn bệnh mũi ở trẻ nhỏ. Thú vị hơn, một loại cây sinh trưởng trong khu vực rừng rậm ở Madagasca có khả năng điều trị 2 loại bệnh là đau dạ dày và suy nhược tinh thần. Khi các khu rừng của Madagasca vẫn được giữ gìn thì vẫn sẽ còn xuất hiện nhiều khám phá mới có thể làm thay đổi phần cốt lõi của khoa học.
Hình ảnh quen thuộc nhất của đảo Madagasca là các cây cổ thụ cao to. Các nhà địa chất học và khí hậu học cho rằng nơi này có được môi trường tương phản độc đáo. Ở phía Đông Nam của đảo là những khu rừng mưa nhiệt đới đón gió khô từ Ấn Độ Dương. Hệ thực vật ở đây phát triển xanh tốt và dày đặc. Vùng đất phía Đông của đảo Madagasca có những điểm tương đồng với khu vực phía Nam của châu Phi. Gần bang Bô – ren – ti là những khu rừng cây gai và nhiều giống cây khổng lồ khác có thể hút nước giống như bọt biển. Phần nội địa của đảo nằm gần các khu rừng và nhiều vùng đất trống. Nơi đây cũng có sự phát triển các khu dân cư nên cũng đồng nghĩa với sự tàn phá xảy ra với hòn đảo ngày càng nghiêm trọng.
Madagasca là hòn đảo lớn nhất trên thế giới, nó mang nét đặc trưng riêng của mình. Hòn đảo luôn mang đến những điều ngạc nhiên. Các nhà khoa học tìm thấy ở Madagasca cơ hội khám phá nhiều hơn về các chủng loài mới lạ. Madagasca hiện đang sở hữu 10.000 đến 12.000 chủng loài thực vật quý. Tuy nhiên, có đến trên 80% trong số đó đang trong tình trạng nguy hiểm hoặc bị tàn phá nghiêm trọng. Việc làm của chúng ta là ra sức bảo vệ hệ sinh thái này vì chúng thật sự có ích cho con người và môi trường xung quanh.
Hành trình khám phá Madagasca là một hành trình dài bất tận bởi hòn đảo độc đáo này vẫn còn chứa đựng nhiều bí ẩn của cuộc sống.
Minh Thanh