Hơn 2.000 năm trước, theo tài liệu ghi chép của nhà tư tưởng nổi tiếng Trung Quốc Hàn Phi Tử thì người sử dụng đồ sơn sớm nhất chính là vua Thuấn.
Người Trung Quốc cổ đại đã phết nước sơn lên đồ gỗ hoặc đồ gốm và hình thành đồ dùng có sơn phủ bên ngoài sớm nhất |
Người Trung Quốc cổ đại đã phết nước sơn lên đồ gỗ hoặc đồ gốm và hình thành đồ dùng có sơn phủ bên ngoài sớm nhất. Loại công nghệ này được gọi là quét sơn.
Cây sơn là một loại thực vật sinh trưởng ở miền Nam của Trung Quốc. Khi cắt vỏ cây sơn, chất lỏng chảy ra, gọi là nước sơn sống. Sau khi bị oxy hóa, chất lỏng không màu sẽ biến thành màu hạt dẻ trong suốt. Trong quá trình không ngừng tìm tòi, tiên dân cổ đại đã biết pha chế sơn tự nhiên thành màu sắc nhất định và dần trở thành nước sơn.
Cây sơn là một loại thực vật sinh trưởng ở miền Nam của Trung Quốc |
Sơn tự nhiên có đặc tính chịu nhiệt, chống ăn mòn, phòng chống ẩm ướt, chống mục rữa rất tốt, rất hữu ích khi gia cố đồ vật.
Màu sắc pha chế từ sơn tự nhiên bền lâu, bóng loáng, mềm mại và trang nhã khi phết trên đồ vật, tạo cho người ta cảm giác nồng ấm thân thiết và sự hưởng thụ thị giác phong phú. Trong quá trình truyền thụ và kế thừa qua hàng ngàn năm, tuy có những thay đổi về công nghệ nhưng đồ dùng ngoài có sơn vẫn duy trì cách thức chế tác truyền thống ban đầu.
Người xưa thường dùng gỗ, tre trúc, da thuộc làm phôi, sau đó quét nước sơn và mài nhẵn phôi. Công nghệ chế tác sơn trước thời Chiến Quốc ở trong tình trạng manh nha, nhưng đã hình thành đặc sắc kỹ nghệ cơ bản cho đồ dùng ngoài có sơn.
Đỏ và đen là hai gam màu chủ đạo của đồ dùng ngoài có sơn |
Đỏ và đen là hai gam màu chủ đạo của đồ dùng ngoài có sơn. Người xưa phát hiện, nếu quét lớp sơn tự nhiên dày sẽ biến thành màu đen. Trong tiếng Hán, từ ‘tất hắc’ dùng để hình dung màu đen tuyền. Màu đen u ám và huyền bí kết hợp với màu đỏ sống động tạo nên sự tương phản màu sắc mạnh mẽ, phù hợp nhu cầu thẩm mỹ của con người. Vì thế, trong thế giới màu sắc của đồ dùng ngoài có sơn, về sau xuất hiện màu vàng, màu hạt dẻ, màu xanh. Nhưng về căn bản, màu đỏ và màu đen vẫn chiếm giữ vị trí chủ đạo, trở thành dấu hiệu và màu sắc tượng trưng không phai mờ của đồ dùng ngoài có sơn Trung Quốc.
Trong thế giới màu sắc của đồ dùng ngoài có sơn, về sau xuất hiện màu vàng, màu hạt dẻ, màu xanh |
Lịch sử Trung Quốc bước vào thời kỳ Chiến Quốc phân tranh không ngừng, xã hội xuất hiện một sức sống mạnh mẽ. Đồ đồng đã ít được sử dụng trước sự xuất hiện của đồ sắt và dần biến mất vào cuối thời Chiến Quốc. Công nghệ mĩ thuật của đồ dùng ngoài có sơn đã đạt được không gian phát triển chưa từng có. Trên đồ dùng ngoài có sơn, các người thợ cố gắng thể hiện hết tài hoa và có nhiều nghiên cứu tỉ mỉ về phương diện chế tác.
Các người thợ bắt đầu mài giũa phôi đồ sơn, chú ý hình dáng và cấu tạo, chất lượng nước sơn, vận dụng màu sắc vào sản phẩm, đồng thời, họ còn sử dụng bút lông vẽ nhiều hoa văn trang sức trên sản phẩm. Nhưng điều đáng tiếc là vật thực đồ dùng ngoài có sơn phát hiện thời kỳ Chiến Quốc lại rất ít.
Tháng 5/1978, kết quả phát hiện khảo cổ một ngôi mộ ở Tùy Châu – tỉnh Hà Bắc giúp người đời sau có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp của đồ dùng ngoài có sơn thời kỳ Chiến Quốc.
Đồ vật khai quật được trong ngôi mộ cổ tỉnh Hà Bắc có hình dáng chim uyên ương. |
Đồ vật khai quật được có hình dáng chim uyên ương. Bên trong hộp khoét rỗng, nắp đậy trên lưng chim uyên ương có thể chuyển động. Vật này được người xưa dùng để dựng kim chỉ hay son phấn. Hộp sơn cao 16,5 cm được chế tạo tinh xảo tỉ mỉ, thân chiếc hộp được quét lớp sơn màu đen và một số hoa văn trang trí màu vàng và màu đỏ. Điểm thu hút của hộp sơn này chính là bức tranh vẽ hai bên phần bụng một cách tinh xảo, mô tả một nhạc sư đầu chim đang gõ dàn chiêng, hai quái thú đang gõ trống nhảy múa.
Đường nét đơn giản thanh thoát, cấu tứ bức tranh ổn định nhưng không làm mất đi nét sinh động hoạt bát. Nó được xem là tác phẩm hội họa đẹp nhất thời kỳ Chiến Quốc.
Hồng Mẫn