Xưa nay, sư tử đã trở thành biểu tượng được các bộ lạc nguyên thủy sùng bái. Sư tử – vua của muôn loài – là động vật ăn thịt có thể trọng lớn nhất trên lục địa Châu Phi.

Sư tử đã trở thành biểu tượng được các bộ lạc nguyên thủy sùng bái

Trong mỗi đàn sư tử chỉ có một con sư tử được xưng bá. Một chú sư tử đực con, sau khi được 3 tuổi, sẽ bị sư tử cha cho ra khỏi đàn để bước vào cuộc sống hoang dã với biết bao tranh đoạt, từ thức ăn đến quyền lợi. Sư tử con độc thân phải đi chiếm cứ các đàn sư tử khác nhau, vì thế thường xảy ra nhiều trận thảm sát, cấu xé nhau giữa các con sư tử đực.

Các bộ lạc nguyên thủy xưa nay vẫn luôn chịu sự đe dọa của các loài mãnh thú, đặc biệt là sư tử. Nếu có người dám đứng ra nhận nhiệm vụ giết mãnh thú, lấy da và lông của mãnh thú làm trang phục thì người đó chính là anh hùng. Và người anh hùng này sẽ nhận được những lời ca ngợi của mọi người trong bộ tộc.

Chàng trai Masai đội chiếc nón làm từ lông sư tử

Trong truyền thống của người Masai, mỗi người trai trẻ đều phải giết chết được sư tử mới được phép kết hôn, điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng phải giết được ít nhất một con sư tử mới được lập gia đình. Nhưng ngày nay, sư tử đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nên người Masai không được phép bắt giết nữa. Vì vậy, những chiếc nón bằng lông sư tử đã trở thành biểu tượng cho lòng dũng cảm của dân tộc Masai.

Chiến binh Moran với đồ trang sức trên đầu và những hình vẽ trên khuôn mặt

Masai là một tộc người sống theo phương thức xã hội phụ hệ, cứ cách 15 năm, những bé trai cùng làng được sinh ra sẽ được tính là cùng một thế hệ anh em, bé trai trong mỗi thế hệ đều được tiến hành nghi thức cắt da bao qui đầu. Những thanh niên ở Masai đều phải hoàn thành nghi thức cắt da bao qui đầu mới được xem là là một chiến sĩ Moran. Sau khi đã trở thành chiến sĩ thì những thanh niên này mới được phép để tóc dài và tết bím, đồng thời những chàng trai trẻ này có thể không cần về nhà ba mẹ, họ đã có thể tự ra ngoài sinh sống.

Chiến sĩ Masai là những người gánh vác trọng trách bảo vệ an toàn cho ngôi làng của mình. Hàng ngày, những chiến sĩ Masai thường cầm trên tay 2 cây gậy đi tuần hành xung quanh các khu vực ven làng. Họ vừa đi vừa nhảy múa và hô hào, làm mãnh thú và kẻ thù sợ hãi và không dám vào làng.

Những chiến sĩ Masai thường cầm trên tay 2 cây gậy đi tuần hành xung quanh các khu vực ven làng

Một trong những kỹ năng cần thiết mà chiến sĩ Masai được học chính là phải biết tự tạo ra lửa. Họ đã dùng một đầu gỗ cứng ma sát vào một thanh gỗ mềm. Họ sẽ vùi đầu gỗ nhọn cho đến khi bốc lửa. Vùi gỗ để tạo ra lửa là cách mà người nguyên thủy sử dụng sớm nhất.

Cách tạo ra lửa của người Masai

Trong cuộc sống hoang dã, bất cứ lúc nào người Masai cũng có thể bị thương hay nhiễm bệnh. Vì thế, mỗi bé trai Masai, sau khi đã trưởng thành, đều bị nhổ đi ít nhất một chiếc răng cửa ở hàm dưới, vì họ cho rằng, nếu lỡ bị thương hay bị bệnh thì vị trí chiếc răng bị nhổ sẽ cứu mạng cho họ.

Tất cả đàn ông Masai đều thiếu răng cửa ở hàm răng dưới do 2 nguyên nhân chính. Họ sợ rằng, đôi khi, người bệnh mắc phải căn bệnh nào đó mà không thể mở miệng ra uống thuốc được thì họ sẽ tận dụng vị trí khoảng trống của chiếc răng đã mất đổ thuốc vào. Đó là nguyên nhân dùng để cứu mạng. Nguyên nhân thứ 2 là dùng để phân biệt với rất nhiều bộ tộc khác nhau trên đất nước Kenya.

Chiến sĩ Masai phải sống hoang dã bên ngoài trong khoảng từ vài năm đến vài chục năm

Chiến sĩ Masai phải sống hoang dã bên ngoài trong khoảng từ vài năm đến vài chục năm cho đến khi được các bậc cao niên trong làng công nhận là anh hùng thì mới được quay trở về làng định cư và lập gia đình.

Gia Nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *