3.000 năm trước, Trung Quốc đang ở thời kỳ đồ đồng. Đây cũng là cái nôi của đồ dùng trong nhà cổ đại Trung Quốc. Đồ dùng gia đình ra đời do yêu cầu sử dụng vào thực tế. Trong quá trình truyền thụ và kế thừa của lịch sử, chúng đã mang nhiều tín hiệu xã hội và ý vị thẩm mỹ.

Lúc bấy giờ, chưa xuất hiện ghế ngồi chân cao nên người thời cổ ngồi trên đất, đầu gối quỳ, phần mông tựa lên gót chân sau, nửa thân trên thẳng đứng, bày tỏ sự tôn trọng. Tư thế ngồi này có tên gọi là ngồi quỳ. Tư thế ngồi là yếu tố quyết định độ cao thấp của vật dụng trong nhà.

Trên thực tế, trong lịch sử Trung Quốc, người cổ đại đã có vài ngàn năm ngồi quỳ và dụng cụ gia đình hình dáng thấp cũng được sử dụng qua mấy nghìn năm. Đồ dùng gia đình kiểu dáng thấp thường có độ cao không quá 50 cm.

Năm 1977, trong một lần xây dựng công xưởng, một số người phát hiện ra ngôi mộ cực lớn với diện tích hơn 220 mét vuông. Chủ nhân ngôi mộ là vua chư hầu thời kỳ chiến quốc tên Tăng Hầu Ất. Mộ Tăng Hầu Ất là một thế giới dưới đất hoàn chỉnh.

Trong mộ, nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc kỷ thời cổ. Chiều cao chiếc kỷ không quá 50 cm. Khi người xưa quỳ trên chiếu, chiều cao của kỷ vừa đủ che chắn chỗ ngồi từng người. Đây là điều cần có của lễ nghi.

Giường là một đồ vật quan trọng nhất trong dụng cụ gia đình. Chiếc giường cổ có chiều cao 40 cm. Bốn phía của chiếc giường có lan can gỗ bao bọc xung quanh, ở giữa lan can gỗ có chừa khoảng trống khoảng hơn ½ met tiện cho việc lên xuống giường.

Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, giường đã được sử dụng phổ biến. Trước khi phát minh ra chiếc giường, người xưa nằm ngủ trên đất.

Chiếu là một trong những đồ dùng gia đình rất quan trọng của người xưa. Khi ngủ, họ sẽ trải chiếc chiếu trên sàn đất, trên chiếu có chăn mền và gối. Sau khi trời sáng, họ cuộn tròn chiếc chiếu, không để người khác nhìn thấy, thể hiện sự tôn trọng khi có người đến nhà. Hiện nay, ở Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn bảo lưu cách ngủ như thế. Vào thời kỳ Ân Thương, chiếu mành được sử dụng rất phổ biến.

Để phòng tránh góc chiếu cuộn tròn, lúc sử dụng chiếu, người xưa đã chế tạo ra cái chặn chiếu bằng đồng. 4 cái chặn đồng được đặt ở 4 góc chiếu và toát lên vẻ đẹp trang trí.

Lúc ăn uống, trên chiếc chiếu đặt một cái bàn dài. Chiều cao thông thường của chiếc bàn hơn 10 cm, kích thước của chiếc bàn có thể đặt vừa một bộ dụng cụ ăn uống.

Khi tiếp đãi khách, người xưa rất lịch sự. Trên sàn trải hai lớp chiếu, chiếc chiếu lớn lót phía dưới gọi là diên, phía trên trải chiếc chiếu nhỏ hơn. Vào thời Chu, số lượng nhiều ít của chiếc chiếu còn tượng trưng đẳng cấp thân phận khác nhau. Vua chúa ngồi chiếu 5 lớp, chư hầu ngồi chiếu 3 lớp, đại phu ngồi chiếu 2 lớp.

Từ lúc bắt đầu, dụng cụ gia đình truyền thống Trung Quốc đi đôi với sự ra đời của lễ và kết hợp chặt chẽ với lễ giáo phong kiến. Chẳng hạn, khi dụng cụ gia đình bắt đầu lưu hành, chỉ có những người có thân phận, địa vị cao trong xã hội hay những cụ già hơn 70 tuổi mới được sự dụng, người trẻ không có đủ tư cách sử dụng dụng cụ gia đình.

Hiện nay, trong lòng người Trung Quốc, kiểu ngồi thiền chỉ dành riêng cho tăng lữ, nhưng đây lại là một kiểu ngồi phổ biến nhất vào thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, khi chiến tranh xảy ra liên miên, cục diện cát cứ kéo dài hơn 300 năm. Vào thời kỳ này, nhiều dân tộc bắt đầu giao lưu văn hóa và phong tục tập quán của một số dân tộc thiểu số Tây Bắc dần ảnh hưởng đến khu vực Trung Nguyên. Thay đổi điển hình nhất là tư thế ngồi. Kiểu ngồi quỳ thời kỳ đầu chuyển sang kiểu ngồi xếp bằng.

Trong bức tranh Thất Hiền Trúc Lâm, người xưa đã quen với tư thế ngồi xếp bằng

Trên bức tranh Thất Hiền Trúc Lâm thời kỳ Ngụy Tấn, người xưa ngồi tư tế xếp bằng. Và trong thời kỳ này, một tư thế ngồi độc đáo khác bắt đầu thịnh hành. Các chuyên gia gọi đây là kiểu ngồi trên ghế cao, hai chân để trên mặt đất.

Chiếc ghế tựa đời Minh là loại ghế giống như dạng ghế xếp ngày nay. Nơi đan chéo của chân ghế có gắn một cái trục, có thể mở và xếp ghế dễ dàng. Người xưa gọi nó là giao ỷ. Nếu lấy tay dựa vào phần đỡ sau lưng thì giao ỷ trở thành ghế sập – vật dụng của dân tộc trên lưng ngựa vùng Tây Bắc. Chính chiếc ghế sập đã thay đổi tư thế ngồi mấy ngàn năm của người cổ đại, đồng thời, vật dùng trong gia đình từ kiểu dáng thấp chuyển sang kiểu dáng cao.

Sau đời Tống, ghế xếp trở thành vật tượng trưng cho thân phận và địa vị. Hoàng thất quý tộc, quan viên, gia đình giàu có khi ra ngoài du ngoạn hay đi săn thường mang theo chiếc ghế xếp để tiện việc chủ nhân nghỉ ngơi.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *