Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc thời nguyên thủy ở Trung Quốc, con người đã biết sử dụng những loại binh khí nhìn bề ngoài rất bình thường nhưng lại có tính sát thương rất mạnh, có thể gây chết người.

Cung tên không còn là công cụ săn bắn động vật nữa, mà con người cổ đại đã dùng nó làm binh khí giết người.
Cung tên săn bắn động vật cổ xưa nhất có niên đại lịch sử hơn 30.000 năm. Cung tên là một phát minh quan trọng của thời kỳ xa xưa. Trải qua hàng trăm năm phát triển, cung tên đã có sự cải tiến rất lớn. Đến thời kỳ đồ đá mới, mũi tên bằng đá đã được thay thế bằng mũi tên xương.

Giết người ở khoảng cách xa có hiệu quả bảo vệ bản thân hơn việc đánh nhau kịch liệt. Nhưng cung tên nguyên thủy vẫn còn đơn giản và thô sơ, không thể ngăn cản kẻ địch áp sát. Chính vì thế, các binh khí dùng để đánh nhau thời nguyên thủy ra đời.

Người xưa dùng những hòn đá, xương thú mài thành đầu nhọn và cột chặt nó vào đầu một cây gậy. Đó chính là cái mâu. Cùng với rìu đá và cung tên, cái mâu là công cụ không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Sau đó, xuất hiện rìu đá có hình dáng và cấu tạo đặc biệt, phần lưỡi rộng hơn thân rìu. Rìu được mài hình cung. Nhưng loại rìu đá này không thích hợp cho việc chặt phá cây cối hay khai khẩn đất hoang. Loại rìu này được gọi là rìu chiến cỡ lớn.

Rìu chiến cỡ lớn dùng trong chiến đấu được chế tác ngày càng tinh xảo. Ban đầu, người xưa chọn vật liệu đá cứng, sau đó xuất hiện rìu chiến bằng ngọc. Rìu ngọc không chỉ cứng và sắc bén, mà còn có màu sắc sáng đẹp. Chiếc rìu ngọc được khai quật tại di chỉ văn hóa đồ đá mới ở tỉnh Chiết Giang. Ở phía trên lưỡi rìu có khắc những ký hiệu bí ẩn. Hai đầu của rìu có gắn đồ trang sức bằng ngọc tinh xảo. Nó thể hiện sức mạnh và những điều bí ẩn thời nguyên thủy.

Rìu đá có hình dáng và cấu tạo đặc biệt, phần lưỡi rộng hơn thân rìu. Rìu được mài hình cung.

Những chiếc rìu ngọc chỉ xuất hiện trong ngôi mộ của các pháp sư hoặc thủ lĩnh quân sự có địa vị cao. Nó tượng trưng cho quyền lực và địa vị trong xã hội nguyên thủy. Việc sử dụng rìu chiến cỡ lớn được kéo dài cho đến thời kỳ nhà Thương. Ngoại hình chiếc rìu đời Thương đẹp, mặt trên có khắc các loại đường vân, thể hiện vẻ đẹp dữ tợn mà thần bí.

Lúc bấy giờ, Trung Quốc đang bước vào thời kỳ văn minh đồ đồng. Đồ đồng trở thành kim loại có giá trị cao nhất. Rìu chiến được chế tạo bằng đồng với nhiều hoa văn tinh xảo và xinh đẹp. Hoa văn khắc trên thân rìu được chôn theo mộ người chết có thể nói lên được vị trí xã hội của chủ nhân ngôi mộ.

Bên cạnh những hoa văn, chữ viết trên rìu đồng cũng khiến người ta kinh ngạc. Một trong số những chiếc rìu đồng phát tìm thấy có khắc rõ hai từ “Phụ Hảo”. Đây là tên một người phụ nữ. Phụ Hảo chính là phi tần của vua Thương Vũ Đinh, đồng thời là nữ tướng quân của triều Thương. Bà đã từng đảm nhận chức Thống soái đội quân tiên phong nhà Thương và lập nhiều chiến công hiển hách. Nữ tướng quân này đã mang binh khí mà bà yêu thích sang thế giới bên kia. Tại mộ của Phụ Hảo, người ta đã khai quật được 200 binh khí bằng đồng. Điều này cho thấy, binh khí bằng đồng thời Thương đã đạt trình độ rất cao.

Năm xưa, chúng là vũ khí tiên tiến của quân đội nhà Thương. Từ thời Thương đến thời Chu rồi đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, binh khí bằng đồng luôn là điểm quan trọng trên chiến trường Trung Quốc. Tính năng và kỹ nghệ chế tạo của binh khí cũng không ngừng phát triển theo thời đại. Trong ngôi mộ vua chư hầu thời kỳ Chiến Quốc, mọi người sẽ có thể nhìn rõ tiến bộ của công nghệ sản xuất binh khí. Thậm chí, những ngôi mộ còn được gọi là Viện Bảo tàng binh khí cổ đại.

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, nước Tăng chỉ là nước chư hầu của nước Sở, ít người biết đến. Nhưng so với mộ Phụ Hảo, binh khí bằng đồng khai quật ở mộ Tăng Hầu Ất đều phong phú hơn về chất lượng và chủng loại. Từ đó có thể biết được rằng, binh khí đồ đồng rất nhiều và chủ yếu dùng trong chiến tranh.

Lúc bấy giờ, vũ khí bắn ở khoảng cách xa nhất vẫn là cung tên cổ xưa. Tại mộ Tăng Hầu Ất, tổng cộng có hơn 4.500 mũi tên đồng. Lúc khai quật, những mũi tên này vẫn còn rất sắc bén. Điều này cho thấy, người xưa đã nắm vững kỹ thuật chế tạo hợp kim, làm cho đồ đồng có độ cứng, sắc bén và độ bền cao.

Trong số những binh khí khai quật được, có một số vật mà Tăng Hầu Giáp đã từng sử dụng. Ngọn giáo được tìm thấy trong mộ có khắc chữ “Tăng Hầu Giáp chi tẩm quả”. Những văn tự này dùng kỹ nghệ dát vàng lên chữ. Lúc khai quật, mũi giáo vẫn còn sáng lấp lánh. Trên chiến trường Trung Quốc cổ xưa, giáo từng là một binh khí chủ yếu. Nó là loại binh khí được dùng để đâm.

Sự kết hợp giữa giáo và mác đã hình thành một loại vũ khí mới là cái kích. Cái kích tập hợp chức năng đâm và chặt. Vào thời Chiến Quốc và triều Hán, binh khí này trở thành sức mạnh vũ trang, tạo nên sự hùng mạnh của một đất nước. 

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *