Bánh Mochi là món ăn truyền thống rất được người Nhật yêu thích. Nguyên liệu để làm bánh không có gì khác ngoài gạo. Đó là loại gạo nếp ngọt và dẻo, người Nhật gọi là gạo Mochi. Vì được làm từ gạo dẻo nên bánh Mochi có độ kết dính rất cao.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bánh gạo Mochi kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để cho ra những món bánh Mochi khác nhau |
Chày và cối giã bằng gỗ là hai vật dụng không thể thiếu trong quá trình làm bánh Mochi. Phải có ít nhất hai người cùng thực hiện các thao tác giã bánh truyền thống. Trước khi đem ra giã, người ta trộn gạo Mochi với đường cát trắng và nước cốt dừa, rồi hấp cách thủy cho đến khi gạo chín.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Giã bột Mochi |
Khi gạo đã hấp xong, họ cho cơm Mochi vào cối. Hai người dùng chày gỗ chà mạnh để hạt cơm nát ra tạo thành khối bột thô. Một người trong nhóm tiếp tục dùng chày giã mạnh và đều tay trong khi người còn lại liên tục đảo khối bột và vẩy một ít nước lên đó để bột trở nên day mịn, trơn láng. Sau 30 phút, khối bột đã được giã xong. Giờ thì nó có thể được nấu lên, nướng hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để cho ra những món bánh Mochi khác nhau.
![]() |
![]() |
Bánh Mochi nướng |
Tại thành phố Ichi-noseki, tỉnh Iwate, một nhóm nông dân đang tụ tập bên cánh đồng. Họ giã bột chuẩn bị làm bánh Mochi để tạ ơn trời đất sau một vụ mùa bội thu. Tại Nhật, những sự kiện như thế này đã trở thành tập quán. Bánh gạo Mochi có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Khi mùa vụ kết thúc, người Nhật đều tổ chức buổi lễ như thế này để bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh.
![]() |
Bánh gạo Mochi có độ kết dính rất cao |
Bánh Mochi được làm từ gạo vì theo quan niệm của người Nhật, hạt gạo là tinh hoa của trời đất, là cội nguồn của sự sống mà thần linh đã ban phát cho họ.
Bột Mochi khi giã xong để một thời gian sau chúng sẽ trở nên khô và cứng. Lợi dụng đặc điểm này, người Nhật chia khối bột lớn ra thành những cục bột nhỏ hình tròn hoặc chữ nhật để bảo quản dài ngày. Khi cần, họ chỉ việc lấy ra và nấu thành những món ăn. Việc bánh Mochi có hình chữ nhật xuất phát từ thời Edo.
![]() |
![]() |
Những khối bột Mochi hình tròn nhỏ thuận tiện cho việc bảo quản lâu ngày |
![]() |
Kaku-mochi |
Người Nhật gọi bánh Mochi hình chữ nhật là Kaku-mochi. Nó ra đời tại kinh thành Edo vào thế kỉ XVIII, giữa thời Edo. Lúc bấy giờ, dân số của kinh thành khá đông đúc, khoảng 1 triệu người. Họ sống tập trung tại những khu nhà dài gọi là nagai-ya. Diện tích của mỗi căn nhà khá nhỏ hẹp, do đó, gian bếp dùng làm nơi nấu nướng cho cả gia đình cũng có diện tích rất khiêm tốn. Mỗi khi làm bánh Mochi, các bà nội trợ lại rủ hàng xóm cùng làm. Công việc diễn ra tại sân chung của khu nhà. Vì có nhiều người cùng góp công sức và nguyên liệu, nên bánh Mochi sau khi làm xong được cắt ra thành những miếng nhỏ hình chữ nhật như nhau để phân phát đồng đều cho tất cả mọi người. Bánh kaku-mochi ra đời từ đó.
Thanh Tâm