5/08, 8:22 am
Trở lại năm 1958, một kế hoạch đã được xác định cho những vệ tinh do thám. Các vệ tinh sẽ tồn tại lâu dài trong hệ mặt trời và thực hiện nhiều chuyến thăm dò, chúng sẽ gửi các mẫu thu thập trở về trái đất.
Cát-xi-ni là một phi thuyền không gian không người lái. Tuy nhiên, với Cát-xi-ni, các nhà nghiên cứu vẫn chưa hài lòng. Họ đang nghiên cứu những con bọ không gian. Đó là những robot nhỏ tự cung cấp năng lượng và hoạt động rất nhanh nhẹn sẽ di chuyển trên các vùng đất tương lai để thu thập dữ liệu giống như những con côn trùng thông minh.
Phi thuyền Apollo đang trong vũ trụ và đi ngang một thiên thạch
Tiếp theo những con bọ không gian có thể là bước chân của con người. Kể từ khi phi thuyền Apollo hạ cánh, khoa học đã chứng minh rằng con người đã có khả năng viếng thăm các hành tinh khác. Con người đang nỗ lực đi tìm một miền đất hứa, và rất có thể đó là sao Hỏa. Treo lơ lững trên bầu trời giống như con mắt đỏ của thần chiến tranh, sao Hỏa cuốn hút sự hiếu kỳ của con người. Việc thám hiểm sao Hỏa luôn là thử thách lớn và các chương trình liên tục được triển khai.
Vào năm 1965, những hình ảnh từ phi thuyền Ma-ri-nơ 4 đã để lại một nửa thế kỷ của khoa học giả tưởng. Ở đây không có nền văn minh nào, thậm chí không có dấu vết của sự sống. Bề mạt sao hỏa hoàn toàn khác biệt với bề mặt trái đất. Vào năm 1969, phi thuyền Ma-ri-nơ 6 và 7 đã cho chúng ta những hình ảnh gần hơn về bề mặt lồi lõm của sao Hỏa. Đó là những hố sâu và rộng hàng trăm cây số. Những lần tiếp cận này cũng đã phát hiện lớp mỏng nhất của bầu khí quyển sao Hỏa.
Vào giữa những năm 1990, hai phi thuyền không gian của Mỹ đã cung cấp cho chúng ta thêm nhiều kiến thức về sao Hỏa. Khi phi thuyền Vai-king 1 và 2 đến sao Hỏa vào năm 1976, chúng là hai phi thuyền không gian chứa đầy tham vọng. Đó cũng là những bước tiến khổng lồ trong lịch sử thám hiểm không gian. Mỗi phi thuyền có hai phần, một là thiết bị thăm dò sẽ vẽ lại hành tinh từ trên cao và cái kia là tàu đáp sẽ hạ cánh xuống hành tinh. Do Vai-king quá yếu và quá đắt nên NASA rất lo lắng về việc để chúng đáp xuống địa hình gồ ghề, thay vì nó chọn hai địa điểm đáp bằng phẳng.
Trong thế giới lạnh lẽo đầy đá cuội của sao Hỏa, robot sẽ bắt đầu công việc một cách khó nhọc. Để quét hình vùng đất sao Hỏa kỳ lạ, mỗi tàu đáp có một đôi mắt tivi gắn kính hình nổi. Mở rộng từ thân tàu đáp là một cánh tay robot dài với phần đầu là một cái xẻng có thể xút đất đá. Người ta hy vọng sẽ tìm được các dấu hiệu của sự sống trên hành tinh đỏ nhưng cuối cùng kết quả đã làm cho con người thất vọng. Đất trên sao Hỏa dường như cằn cỏi và không có dấu vết của những dạng sống nguyên thủy nhất. Một ngày của sao Hỏa chỉ dài hơn chúng ta nửa giờ, thế nhưng các mùa của nó lại dài hơn mùa của tái đất gắp hai lần. Chính các thiết bị thăm dò của Vai-king đã cho chúng ta nhiều hình ảnh và các dữ liệu bề mặt để tưởng tượng một chuyến bay qua các vùng đất sao Hỏa sẽ như thế nào. Tàu Vai-king cũng cung cấp nhiều hình ảnh ngoạn mục đầu tiên về các mũi địa cực của sao Hỏa.
Các phát hiện đặc biệt có lẽ là những mỏ được hình thành từ những lớp bụi và băng. Chúng xuất hiện như những dãy tối, sáng đan xen nhau ở cực nam của sao Hỏa. Địa hình kỳ qoặc của sao Hỏa được cho là đã hình thành qua những biến đổi khí hậu trên sao Hỏa khi các cơn bảo buội đã trở thành định kỳ nhưng dữ dội và rất thường xuyên.
Trong suốt mùa hè năm 1976, tức là thời kỳ Vai-king đang hoạt động trên sao Hỏa, bầu khí quyển của sao Hỏa rất êm đềm. Tuy nhiên, một năm trước đó, những cơn bão bụi lớn đã xóa sạch bề mặt của nó. Các nhà khoa học cho rằng họ đã liên kết được những thay đổi của các mùa trên sao Hỏa và thay đổi dữ dội nhất khi nó tiến đến gần mặt trời.
Phi thuyền Global Surveyor đang thám hiểm bề mặt sao Hỏa
Tháng 11 năm 1996, phi thuyền Global Surveyor được phóng lên sao Hỏa. Phi thuyền sẽ cung cấp những khảo sát đầu tiên trên toàn bộ bề mặt sao Hỏa. Phi thuyền được trang bị các kỹ thuật đầy sáng tạo để có thể tiết kiệm được nhiên liệu đắt tiền. Nó đạt được điều này bằng cách bay xoắn ốc. Bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa giúp giảm dần độ cao của phi thuyền. Việc này được gọi là hãm phanh trong không gian. Sau 4 tháng, phi thuyền sẽ kết thúc quỹ đạo tròn đi qua các cực. Điều đó cho phép ghi nhận các hình ảnh của toàn bề mặt sao Hỏa.
Robot đang thu thập dữ liệu trên bề mặt sao Hỏa để tìm dấu vết của sự sống
Một tháng sau, phi thuyền Pát-fa
i-đơ của NASA cũng khởi hành. Pát-fai-đơ đến hành tinh đỏ với nhiều tham vọng nhất. Robot của phi thuyền đang qua những kiểm tra cuối cùng. Các chuyên gia của NASA đã tích cực chuẩn bị cho việc đổ bộ của phi thuyền không gian. Những kỹ thuật chưa từng được thử qua. Trong khi đấu thủ của nó bước vào bầu khí quyển sao Hỏa thật đơn giản thì sự hạ cánh của nó lại rất ngoạn mục. Lá chắn nhiệt sẽ giúp nó bảo vệ trước sức nóng khủng khiếp khi đáp xuống. Nó sẽ làm cuộc hành trình giảm tốc độ từ 17.000 dặm một giờ xuống còn 1.000 dặm. Ngay trước khi hạ cánh, các động cơ đẩy được khai hỏa và một tổ kén gồm những túi khí thổi phồng quanh phi thuyền. Thật cần thiết để tạo ra sự hạ cánh nhẹ nhàng thay vì toàn bộ phi thuyền nảy bật lên giống như một quả bóng. Các túi khí giống như bộ phận giảm sốc của xe. Năng lượng dần bị mất đi và tốc độ cũng được giảm. Khi quả bóng khổng lồ dừng lại, chùm túi khí này sẽ tự động xả hơi và phi thuyền ổn định trên ngôi nhà mới của vùng đất sao Hỏa. Giống như một bông hoa của vũ trụ, các cánh pin mặt trời từ từ mở ra. Nhờ ánh nắng mặt trời trên sao Hỏa, nguồn năng lượng điện bắt đầu vận hành qua dòng điện của robot, phi thuyền bắt đầu thu thập thông tin về một thế giới mới trên sao Hỏa.
Minh Thanh