Các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch 128 triệu năm tuổi của một sinh vật được cho là tổ tiên lâu đời nhất của họ hàng nhà mực và bạch tuộc ngày nay.
Sử dụng công nghệ quét 3D, một nhóm chuyên gia của Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên Áo đã tìm thấy hóa thạch của loài sinh vật trên, được đặt tên là Dissimilites intermedius. Sau đó, họ dựng mô hình nhằm ghi lại cách sống và di chuyển của chúng.
Ảnh chụp cắt lớp Dissimilites intermedius
Hóa thạch trên được phát hiện dưới lớp trầm tích hình thành nơi đáy biển từ kỷ Phấn trắng cách đây khoảng 128 triệu năm, nhưng nay nằm trên đỉnh Dolomite ở dãy núi Alps.
Các nhà khoa học cho biết công nghệ chụp X-quang đã cho phép họ nhìn thấu qua lớp đá bề mặt và quan sát được sinh vật nằm bên trong khối hóa thạch.
Theo nhóm chuyên gia, đại dương Tethys thời tiền sử từng nằm giữa hai lục địa Gondwana và Laurasia trước khi xuất hiện Ấn Độ Dương.
Sau đó, lục địa Gondwana vỡ ra và hình thành hầu hết khu vực nam bán cầu, còn Laurasia hình thành hầu hết khu vực bắc bán cầu.
Qua nhiều thế kỷ, dãy núi Alps trồi lên khỏi đại dương và đẩy một số trầm tích "hàng triệu triệu năm" lên nằm ở đỉnh cao chót vót của Dolomite.
Đó cũng là nơi các chuyên gia Áo phát hiện được hóa thạch của tổ tiên loài xúc tu.
Theo khoahoc