Một thành phố cực kỳ phức tạp dưới lòng đất từng là nơi sinh sống của hàng triệu chú kiến vừa được các nhà khoa học khám phá.

Cụm thành phố lớn bị bo hoang ở Brazil gồm nhiều đường cao tốc ngầm, lối đi và các khu vườn có quy mô lớn. Đây được cho là một trong những lãnh địa kiến lớn nhất thế giới. Nhưng không ai dám chắc loài côn trùng ăn lá này đã rời bỏ vương quốc của chúng khi nào và tại sao.

Các chuyên gia đã đổ hàng chục tấn bê tông vào các lỗ trên bề mặt để tạo thành các lỗ thông khí. Họ phải mất chục ngày để đổ vật liệu xuống hệ thống mê cung các đường rãnh chằng chịt trên diện tích hơn 46m2 và sâu 8m dưới lòng đất. 

Sau 1 tháng, các nhà khoa học do GS. Luis Forgi làm trưởng nhóm, bắt đầu đào và phát hiện ra một thành phố kinh ngạc, có thể so sánh với Vạn lý trường thành của Trung Quốc.

Cộng đồng kiến được gọi là các “siêu sinh vật” đó đã đào khoảng 40 tấn đất để tạo thành hệ thống mê cung. Hệ thống được thiết kế để đảm bảo việc thông thoáng tốt và tạo nên những quãng đường ngắn nhất phục vụ việc vận chuyển.

Được biết, kiến ăn lá là loài có khả năng tạo nên xã hội cực kỳ phức tạp trên trái đất, chỉ thua con người. Mỗi kiến chúa thu thập 30 triệu tinh trùng từ kiến đực trước khi lập nên thuộc địa của mình. Các con của kiến chúa sẽ đảm nhiệm việc xây dựng và kiếm thức ăn. 

Theo datviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *