Con người đã sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa tại khu vực phía bắc Địa Trung Hải khoảng 9.000 năm trước đây.
Xương bò, dê, cừu được mang đi phân tích để làm sáng tỏ việc thực hành chăn nuôi lấy thịt và sữa
ở khu vực Địa Trung Hải trong thời kỳ Đồ đá mới
Các nhà khoa học tìm thấy dấu tích của sữa và chất béo động vật có trong các đồ gốm được khai quật ở khu vực Địa Trung Hải có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 7 đến thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên, theo nghiên cứu mới công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) tháng 10/2016.
Nhóm nghiên cứu cũng phân tích các mảnh xương cừu, dê, bò, được tìm thấy xung quanh những đồ gốm nói trên để xác định độ tuổi mà con vật thuần hóa bị giết chết, cũng như mục đích sử dụng của chúng nhằm lấy thịt hay lấy sữa.
Kết quả cho thấy, hoạt động sản xuất sữa và lấy thịt có mức độ khác nhau tùy theo từng nơi ở khu vực phía bắc Địa Trung Hải. Dấu vết giết thịt động vật được phản ánh bằng loại chất béo lưu lại trên đồ gốm dùng để nấu ăn.
Theo Cynthianne Spiteri, thành viên nghiên cứu tại Đại học York, sữa là nguồn thực phẩm bổ dưỡng có thể lưu trữ của con người thời cổ đại, góp phần hình thành cộng đồng nông nghiệp rất sớm ở khu vực phía bắc Địa Trung Hải.
"Nghiên cứu trước đây của chúng tôi chứng minh sữa được sử dụng theo vùng ở mức độ cao tại vùng Cận Đông trong thiên niên kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Nghiên cứu mới này nhấn mạnh hơn nữa tới việc sử dụng sản phẩm động vật một cách đa dạng ở khu vực phía bắc Địa Trung Hải trong thời kỳ đồ đá mới", , giáo sư tại trường Đại học Bristol, nói.
Theo VnExpress