Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tiến hành đo lường nhiệt độ cơ thể loài khủng long khổng lồ dựa trên hóa thạch răng và đưa ra kết luận: khủng long là loài máu nóng.

Khủng long Brachiosaurus

 

Khi mới bắt đầu phát hiện ra loài khủng long, các chuyên gia cho rằng, khủng long cũng là loài máu lạnh giống như các loài bò sát khác, bao gồm thằn lằn, rắn, cá sấu…Theo đó, khi thời tiết ấm áp, chúng trở nên năng động hơn, còn khi thời tiết lạnh, hoạt động của chúng rất chậm chạp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới mày đã chứng minh điều ngược lại.

khủng long 4 chân khổng lồ không phải là loài máu lạnh. Nhiệt độ cơ thể chúng tương đương với nhiệt độ của các loài chim và động vật có vú hiện nay.

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích 11 chiếc răng của hai loài khủng long chân thằn lằn khổng lồ sống cách đây hơn 150 triệu năm, đó là loài Brachiosaurus và Camarasaurus.

Họ phát hiện ra, sự hình thành của vôi răng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Bằng cách đo mức độ tương đối của đồng vị các bon và oxy trong men răng, các nhà khoa học có thể tính toán được nhiệt độ cơ thể của loài khủng long (độ chênh lệch trong khoảng 1 – 2 độ C).

Theo đó, nhiệt độ cơ thể của khủng long Brachiosaurus là khoảng 38,2 độ C, và khủng long Camarasaurus là 35,7 độ C.

Trên thực tế, nhiệt độ cơ thể của loài động vật đã tuyệt chủng này còn cao hơn thế. Điều này chứng tỏ, chúng phải có một biện pháp nào đó để ‘hạ nhiệt’ cơ thể. Các nhà khoa học dự đoán, có thể là bằng cách làm giảm tỷ lệ trao đổi chất hoặc phân tán bớt nhiệt qua túi khí.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science.

Theo bee
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *