10.000 năm trước, tại Nhật Bản đã có môn nghệ thuật xăm mình và cho đến ngày nay, đây đã là một trào lưu độc đáo khắp nơi trên thế giới.

Hình xăm trên khuôn mặt hiện nay đang trở thành trào lưu vì giới trẻ muốn mình trở nên thật kì quặc hay thật mạnh mẽ. Mặc dù vậy, nó đã là một truyền thống lâu đời của các bộ tộc trên thế giới. Hãy thử tìm hiểu xem nơi nào có khuôn mặt xăm đẹp nhất và chúng có ý nghĩa như thế nào?

Một chiến binh Maori tại bảo tàng Akaro, Christchurch, New Zealand

Xăm trổ có một truyền thống lâu đời, không chỉ ở một nền văn hóa cố định mà còn ở hầu hết các bộ lạc trên khắp thế giới.

Các giả thuyết cho rằng, xăm không bắt nguồn từ một nơi nhất định mà nó phát triển một cách tự do, độc lập ở nhiều nơi trên thế giới. Điều đó lí giải tại sao xác ướp Oetzi đã được che chở bởi hình xăm. Những người Đức theo đạo Cơ Đốc, nói tiếng Xen tơ và các bộ tộc phía Bắc khác đều có hình xăm. Và hình xăm tại Nhật Bản có từ cách đây 10.000 năm.

Một nơi nào đó ở phía giữa trái đất, truyền thống xăm mình đã bị lãng quên nhưng đã được phát triển trở lại thông qua con đường hàng hải, đặc biệt tại các chuyến tàu trên biển. Không ngạc nhiên khi vào thời điểm đó, nghệ thuật xăm đã trở nên phổ biến và có liên quan tới các thủy thủ, những người đã bắt chước lại những gì họ đã nhìn thấy ở các nước khác nhau và phát triển thành một tiểu văn hóa xăm mình theo cách riêng của mình.

Những người đứng đầu bộ lạc Kaiapos Brazilian Indian

Từ xưa đến nay, người nguyên thủy có rất nhiều lí do để xăm, cả những bộ lạc và những người bắt chước. Đó có thể là kí hiệu thuộc về một nhóm người nhất định hay một bộ lạc nhưng cũng có thể là sự độc quyền hay sự khác biệt. Những hình xăm đã bị mờ được coi là biểu tượng của sự thiêng liêng, như là bùa hộ mệnh hay xua đuổi quỷ dữ và là lí do của các tôn giáo hay tôn sùng chúa.

Chúng có thể thể hiện địa vị và thân phận hay cũng có thể là sự dũng cảm. Những hình xăm thường để ứng dụng đánh dấu một nghi thức chuyển đổi từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Hay theo một cách khác, chúng được thấy ở nhiều nền văn hóa như biểu tượng của sự quyến rũ, vẻ đẹp hay sự màu mỡ. Hiện nay, những vết xăm mờ là kí hiệu của bằng chứng hay tuyên bố chính trị nhưng cũng là dấu hiệu phủ nhận cho những thành phần bị xã hội ruồng bỏ, nô lệ hay phạm nhân.

Cô gái bộ tộc Peul thực hiện hình xăm trên môi với một cây kim

Cô gái bộ tộc Chindok, Myanmar

Xăm khuôn mặt thường gây sự chú ý nhất trên cơ thể bởi vì chúng vĩnh cửu và khó quên. Người Maori, những người bản xứ ở New Zealand, có những dấu ấn vĩnh cửu của cơ thể và trên khuôn mặt đã và đang trở nên thông dụng. Những vết xăm ấy được gọi là Ta moko, vì da được xăm bằng cách tạc lên chứ không phải dùng kim châm lên da, nó tạo nên những đường rãnh. Những người có địa vị cao có thể được ban một hình moko ở nơi dễ thấy như trên khuôn mặt để địa vị của họ có thể được nhận ra ngay lập tức.

Được xăm moko là một cơ hội đặc biệt kèm theo nhiều lễ nghi để đánh dấu sự chuyển giao giữa thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Moko cũng được coi như một biểu tượng làm cho con người trở nên hấp dẫn hơn. Đàn ông thường sử dụng Moko trên khuôn mặt, ngang hông và bắp đùi, phụ nữ xăm moko lên môi và cằm. Những người không được xăm moko được coi như ở địa vị thấp trong xã hội.

Một tộc trưởng Maori

Hình ảnh ghê sợ của một thành viên bộ tộc Maori

Có một tác dụng của những hình xăm mà chúng ta không đề cập tới đó là hình xăm được sử dụng như để làm thấm nỗi sợ hãi cho kẻ địch, hay những chiến binh khác trong một trận đánh.

Từ cuối thế kỉ XIX, kim dần được thay thế cho nghệ thuật khắc truyền thống của bộ lạc Maori. Với đàn ông, những hình xăm moko truyền thống mất đi ý nghĩa của nó trong khi phụ nữ tiếp tục được nhận hình xăm moko vào thế kỉ XX. Năm 1990, đánh dấu sự hồi phục của nghệ thuật xăm moko truyền thống như một kí hiệu trong sự đồng nhất về văn hóa của người Maoris.

Chân dung một tộc trưởng Maori được vẽ bởi Sydney Parkinson

Một thành viên bộ tộc Ukit, Borneo

Tại Châu phi ngày nay vẫn còn có nhiều bộ tộc có hình xăm trên khuôn mặt. Xăm miệng trở nên phổ biến với phụ nữ trong bộ tộc Peul và Funali của nước Mali. Trước sự tấn công mạnh mẽ của tuổi dậy thì, con gái có hình xăm ở phần dưới môi như là một dấu hiệu của sự xinh đẹp. Sau khi kết hôn, họ sẽ xăm lên trên để biểu hiện mình đã thuộc về người khác. Lí do tại sao nghệ thuật xăm môi lại trở nên phổ biến tại nhiều bộ tộc của Châu Phi? Một truyền thuyết cho rằng, hình xăm được sử dụng để bảo vệ người con gái khỏi bị đem bán thành nô lệ, từ khi những tên chủ buôn bán nô lệ bắt đầu để ý đến những cô gái còn trinh tiết.

Ở bộ tộc Ainu, những người bản xứ của Nhật Bản, xăm miệng trở nên phổ biến ở phụ nữ hơn. Đó là sự đánh dấu của tuổi trưởng thành. Những hình xăm môi bắt đầu với một đốm nhỏ ở môi trên và dần lớn hơn khi sử dụng nhọ nồi. Trong luật lệ của nước Nhật, truyền thống này đã bị cấm.

Bộ tộc Ayatal, một trong những người bản xứ của bộ tộc Trung Quốc, thường sử dụng những hình xăm truyền thống trên khuôn mặt cho cả đàn ông và phụ nữ như một biểu tượng của sự trưởng thành.

Một phụ nữ Fulani với chiếc nhẫn ở mũi và hình xăm mờ trên môi

Người Kondhs là một bộ tộc nguyên thủy của Nhật Bản được tìm thấy tại bang Orissa, Srikakulam và Andra Pradesh. Họ là nhóm thợ săn, những người được coi như là vật hiến tế trong thế kỉ XIX bởi những hình xăm thu hút trên gương mặt của họ.

Các bộ tộc khác nhau của Chin Hill ở phía Tây Bắc Myanmar đã sử dụng hình xăm để phân biệt bộ tộc này với bộ tộc khác. Nó phổ biến ở các thiếu nữ khi được xăm trên mặt từ rất nhỏ.

Phụ nữ bộ tộc Ayatal, Đài Loan

Phụ nữ Kutia Kondh với những vòng khuyên và hình xăm mờ truyền thống

Bộ tộc Ukit ở Borneo hiện nay chỉ còn khoảng 120 người sống ở sâu trong rừng nhiệt đới xung quanh Sarawak. Những thành viên của bộ tộc đều được xăm một cách tỉ mỉ trên ngực, vai và khuôn mặt.

Người Mentawei của đảo Mentawei, thuộc bờ biển phía Tây Sumatra không những có một nền văn hóa về nghệ thuật xăm nổi tiếng của Indonesia mà chúng còn không hề thay đổi cho tới ngày nay. Người Mentawei, xăm toàn bộ cơ thể, đặc biệt ở trên đàn ông đã xăm thành một cuốn sách kể những câu chuyện của những cuộc săn thành công và những sự kiện khác trong cuộc đời. Người Mentawei được cho rằng ở trên đảo vào giữa 2000 đến năm 500 trước Công nguyên.

Phụ nữ Mentawei với những hình xăm mờ

Với sự phát triển vượt bậc và hiện đại, thậm chí ở cả những khu vực xa nhất trên trái đất, không hề ngạc nhiên khi thấy ở những nơi đó, hình ảnh cổ được tìm thấy với những hình xăm bộ tộc khó hiểu. Đó là môi trường sống của thổ dân. Hãy đi bộ tới nơi cửa hiệu xăm gần nhất và bạn sẽ lại tìm thấy toàn bộ và bạn tùy ý sử dụng. Sự hấp dẫn của nền văn minh thế giới với hình xăm bộ tộc chứng minh rằng, nghệ thuật cơ thể vẫn còn đó, đó là vĩnh cửu, là mãi mãi.

Theo 24h

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *