Kết quả rút ra từ nghiên cứu mới đây cho thấy nó xuất hiện khoảng hơn 7.000 năm trước, vào thời kỳ đồ đá mới.
Từ hơn 300 bộ xương người được tìm thấy trên khắp Trung Âu, nhóm chuyên gia đã phát hiện ra bằng chứng về sự khác biệt trong cơ hội sử dụng đất đai giữa các nông dân thuộc thời đại đồ đá mới.
Nghiên cứu được dựa trên 300 bộ xương được tìm thấy trên khắp Trung Âu
Tiến hành các phân tích đồng vị Strontium của xương, họ nhận thấy ở những người đàn ông được chôn cất cùng với nhiều chiếc rìu lưỡi vòm bằng đá (dụng cụ dùng để làm nhẵn hoặc chạm khắc trên gỗ) thì tỷ lệ đồng vị ít thay đổi hơn so với nhóm nam giới còn lại. Điều này cho thấy những người thuộc nhóm 1 có nhiều cơ hội tiếp cận với các khu đất tốt. Họ được sống ở nơi đất đai màu mỡ, phì nhiêu, có điều kiện nâng cao sản xuất, Alex Bentley – Giáo sư Khảo cổ học và Nhân chủng học tại Đại học Bristol tiết lộ.
Ngoài ra, vào giai đoạn sơ kỳ của thời đại này, người phụ nữ nhiều khả năng đến từ khu vực khác chứ không phải ở nơi tìm thấy thi thể họ, có thể được giải thích là do sau khi kết hôn, họ sẽ phải chuyển đến “nhà chồng”. Phát hiện mới phù hợp với các bằng chứng khảo cổ học, di truyền học và nhân chủng học…
“Kết quả đó cùng một số nghiên cứu về thực vật cổ đại cho thấy những công dân đầu tiên của thời kỳ đồ đá mới ở Đức đã có một hệ thống quy định quyền sử dụng đất, qua đây giúp chúng ta hiểu rõ cách thức tái cơ cấu xã hội và tổ chức canh tác của họ”, Giáo sư Bentley nói thêm.
“Sau này, khi mà xã hội loài người tiếp tục trải qua các giai đoạn Đồ đồng, Đồ sắt và đặc biệt là kỷ nguyên của nền Công nghiệp hiện đại, sự bất bình đẳng cũng theo đó mà dần tăng lên, nhưng “hạt giống” của nó thì đã được gieo ngay từ thời đồ đá mới”.
Theo Đất Việt