2/08, 8:27 am
Những hồ nước trong xanh trải dài nối tiếp nhau tựa như những chuỗi tràng hạt, đây như là món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho khu bảo tồn thiên nhiên Cửu Trại Câu của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Cửu Trại Câu nằm ẩn mình bên trong thung lũng dưới chân dãy Min Shan hùng vĩ. Khu bảo tồn này nổi tiếng với hơn 100 hồ nước lớn nhỏ kế tiếp nhau. Chúng phân bố theo hình ruộng bật thang chạy dọc theo chiều dài 50 cây số. Điểm dừng cuối cùng trên cuộc hành trình là thác nước Nuorilang, thác nước lớn nhất của khu vực bào tồn thiên nhiên Cửu Trại Câu. Cảnh tượng thơ mộng và hoang sơ dễ làm cho người ta liên tưởng đến thế giới của các nàng tiên và những câu chuyện thần thoại.
Nước tuôn ra từ các cánh rừng tạo nên phong cảnh quyến rũ với bức màng nước trắng xóa cùng màu xanh của cây cỏ và ánh mặt trời phản chiếu. Nước tràn qua những hàng cây, ngưng tụ lại trên các mặt hồ. Rừng ở đây trở thành ranh giới ngăn cách giữa 2 hồ nước. Để có thể sinh tồn, rễ cây trải dài và bám chặt vào vách đá nhằm chóng chọi lại sức mạnh của dòng nước chảy xiết.
Rừng đã phát triển và hình thành như thế nào trong dòng chảy không ngừng nghỉ. Cách đây khoảng 250 triệu năm, cùng với sự vận động của lớp vỏ trái đất, đáy biển dần nổi lên tạo thành khu đồi núi gập ghềnh. Khi thời kỳ băng hà chấm dứt, những dòng sông băng theo quy luật vận hành của nó đã dồn lớp đất đá trên bề mặt núi về một phía.
Sau khi các dòng sông băng biến mất, đá kết hợp với cát tạo thành một trầm tích lắng đọng lại trên dòng chảy của băng hà trước kia. Thiên nhiên lại chuyển mình, đất ngăn giữa các thung lũng bắt đầu lở ra từng mảng lớn, nước ngầm theo đó chảy ra ngoài. Lớp đá vôi bên dưới đáy biển ngày xưa cũng bắt đầu xuất hiện, chúng hòa lẫn với nước, kết dính lại với nhau thành một lớp trầm tích vững chắc. Qua nhiều năm hìnht hành theo cách này, những hồ nước dần xuất hiện và phân bố giống như ruộng bậc thang. Nước bên dưới đáy hồ trông đến mức có thể phản chiếu hàng cây bên sông. Nước ở Cửu Trại Câu không lẫn nhiều tạp chất, chúng ta dễ dàng cảm nhận được điều đó qua màu trắng tinh khiết của nó.
Một thân cây ngã ngủ yên dưới đáy hồ, bên ngoài thân cây có vẻ như bị đóng băng trắng xóa, nhưng thực chất đó là những lớp đá vôi, chúng ngưng tụ và kết chặt vào thân cây. Người ta gọi hiện tượng này là đá vôi kết tụ. Vôi hòa lẫn trong nước, chúng không chỉ bám trên cát, đá mà còn bám trên cả thân cây mục đỗ. Cảnh tượng này khiến nhiều người có cảm tưởng một con rồng đang ẩn mình bên dưới làn nước của hồ Wolong. Những cảnh đẹp mắt như thế chỉ có thể tìm thấy được ở Cửu Trại Câu!
Vôi cũng chính là yếu tố quan trong tạo nên những cánh rừng giữa những hồ nước. Trong dòng nước chảy xiết thật khó để cây bám rể và đâm chồi. Ngay trong điều kiện đó, lớp vôi kết tụ bắt đầu trở nên hữu ích. Chúng giúp các hạt bám vào và tạo điều kiện cho hạt phát triển thành cây. Rễ cây bám chặt vào đá vôi và cứ phát triển thành rừng. Khi cây lớn, lớp vôi kết tụ và rông rêu bắt đầu bám vào chúng. Nhiều loài thực vật đã phát triển theo cách đó và cứ thế nhiều cánh rừng tiếp tục phát triển.
Vào mùa thu, khu bảo tồn Cửu Trại Câu bắt đầu màn trình diễm màu sắc của mình. Mỗi mùa trôi qua, rừng và các hồ nước cũng biến tấu theo vũ điệu của tự nhiên, một thế giới đầy màu sắc lại hình thành. Thiên nhiên đã phô diễn tài năng của mình vượt hẳn sức tưởng tượng của con người.
Thanh Tâm