“Thiên nhân hợp nhất” nghĩa là sự hài hòa giữa người và tự nhiên. Nó có một sức quyến rũ tinh thần không gì sánh kịp trong sự biến đổi lịch sử. Bên Tây Hồ đều có những ngôi nhà tư nhân kiểu lâm viên. Chủ nhân của những tiểu lâm viên này là những quan viên đại thần, khách văn chương, nhà buôn giàu có.

Cảnh đẹp Tây Hồ quyến rũ, mê hoặc lòng người

Nếu như không nói đến yếu tố văn nhân thì một số phong cảnh ở Tây Hồ là vẻ đẹp tự nhiên. Chẳng hạn như quần thể núi bên cạnh bờ hồ, phía Đông là thành Hàng Châu, ba mặt Tây, Nam, Bắc được bao bọc bởi núi. Ngọn núi có nhiều tầng lớp, dựa sát vào hồ, thậm chí còn vươn xa vào trong hồ. Những ngọn núi này cao khoảng 200 met, nằm bao quanh Tây Hồ.

Trong hồ có một hòn đảo tự nhiên được gọi là Cô Sơn với độ cao trung bình là 36 met. Đây là ngọn núi thấp nhất trong quần thể núi Tây Hồ. Hòn núi nhỏ này hàm chứa sâu sắc văn hóa lịch sử của lâm viên Hàng Châu.

Vào một ngày hè oi bức năm 1904, Cô Sơn đón chào vài người khách đến đây nghỉ hè. Không ai ngờ được rằng, chính những người khách văn chương này một lần nữa đưa nghệ thuật lâm viên Hàng Châu đạt đến tầm cao mới. Nơi đây trở thành khu thắng cảnh lâm viên mang vẻ đẹp tự nhiên pha lẫn yếu tố nhân văn với tên gọi Tây Linh Ấn Xã.

Trong danh nhân văn hóa lịch sử Hàng Châu có một nhân vật quan trọng tên Ngô Xương Thạc. Ông là bậc thầy của giới kim thạch thư họa. Thơ của ông mới mẻ, chân chất, phổ biến rộng rãi. Về mặt thư pháp, ông mạnh dạn phá bỏ luật lệ xưa cũ, hình thành phong cách mới mẻ rắn rỏi. Ông kết hợp thư pháp với hội họa thành một thể thống nhất. Tranh của ông khí thế hào hùng, màu sắc rõ đẹp. Con dấu của ông kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại, hình thành nét sắc mạnh mẽ, hư thực tương sinh. Ngô Xương Thạc đưa nghệ thuật ấn học tiến thêm một giai đoạn mới.

 

Tranh của Ngô Xương Thạc – danh nhân văn hóa lịch sử Hàng Châu

Tây Linh Ấn Xã là nhóm nghệ thuật gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu khắc triện kim thạch. Diện tích Tây Linh Ấn Xã gần 6.000 met vuông, lưng tựa vào núi.

Tuy kiến trúc Tây Linh Ấn Xã không có kết cấu và cách thức ngang dọc truyền thống nhưng đình, đài, lầu các đều đan xen thú vị giữa núi đồi cao thấp. Đây được xem là tác phẩm độc đáo của lâm viên Giang Nam.

Đê Khâm Quán là nơi ở và sáng tác của Ngô Xương Thạc. Đây là nơi đẹp nhất trong Tây Linh Ấn Xã. Hình dáng và cấu tạo của tháp Hoa Nghiêm không lớn, ngoại hình xinh đẹp, đơn giản, rất phù hợp với phong cách của lâm viên Ấn Xã. Tháp được xây bằng gạch trắng, 8 mặt và 11 tầng, ở mỗi tầng đều có mái hiên uốn cong. Mỗi mặt của tháp có khắc 18 pho tượng La Hán, kinh Hoa Nghiêm và kinh Kim Cương. Bất luận là chữ viết hay tạc trượng, tất cả đều có đường nét rất sinh động.

Theo ghi chép, từ xa xưa, Hàng Châu đã xuất hiện rất nhiều thương nhân mua bán. Sau khi có được nhiều tiền, việc đầu tiên họ nghĩ đến là xây dựng lâm viên. Trong rất nhiều lâm viên Hàng Châu nổi tiếng, lâm viên của thương nhân cũng mang phong cách độc đáo và chiếm giữ một ngôi vị quan trọng trong lâm viên Hàng Châu.

Quách Trang – lâm viên thứ ba ở Tây Hồ – do thương nhân đời Thanh – Tống Thụy Phủ xây dựng nên còn được gọi là Tống Trang. Sau đó, Tống Trang được bán cho họ Quách ở Phần Dương và đổi tên thành biệt thự Phần Dương.

Quách Trang vẫn giữ gìn đặc điểm truyền thống của lâm viên cổ điển Giang Nam và vừa đột phá phong cách trang nhã, mộc mạc của lâm viên phái Chiết Giang. Nó là tác phẩm thượng đẳng trong lâm viên thương nhân Hàng Châu.

Một cổng vào truyền thống trong những lâm viên ở thành Hàng Châu

Quách Trang là lâm viên hướng nội. Trọng điểm không gian của Quách Trang không nằm trong bản thân nó mà có quan hệ chặt chẽ với Tây Hồ.

Diện tích Quách Trang là 9.788 mét vuông, trong đó, diện tích mặt nước chiếm 29.3%. Phía trước Quách Trang là Tây Hồ, phía sau là Tây Sơn, phía Đông là Tô Đê, phía Tây là cảnh đẹp Song Phong Sáp Vân, phía Nam là Nam Bình Hựu Tư, phía Bắc là cảnh đẹp Bảo Thúc Thiện Ảnh. Hai bên bờ hồ của Quách Trang có hòn non bộ nhỏ xinh, có đường nước chảy quanh co uốn lượn nối liền với Tây Hồ.

Ngày nay, giữa thành phố Hàng Châu phồn hoa đô hội là chùa Linh Ẩn trang nghiêm, hiện ra sức mạnh không lời của lịch sử. Từ con đê con người đắp hàng ngàn năm trước cho đến “thiên đường nhân gian” hôm nay là một giấc mơ kỳ diệu. Trong quá trình tìm kiếm lâu dài, cuối cùng, con người đã có được sự sáng tạo xinh đẹp để con cháu đời sau cùng tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của thành phố Hàng Châu.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *