Dưới bàn tay của nhiếp ảnh, các loại nấm hiện lên vô cùng sống động và đặc sắc.

Sau mỗi trận mưa rào, trên thân cây gỗ mục, ta thường thấy xuất hiện những tai nấm con đua nhau mọc. Dù chưa thể xác định nấm đó có ăn được hay không nhưng với nhiều người, nhìn thấy những tai nấm nhỏ mọc khiến họ vô cùng thích thú. Bởi ở một nơi sự sống tưởng như đã mất thì những sinh vật bé nhỏ vẫn có thể vươn lên.

Nhiếp ảnh gia người Úc – Steve Axford đã đi tìm vẻ đẹp của những cây nấm tí hon ấy ở xung quanh nơi anh sinh sống.

Nấm có cấu tạo bằng mạng sợi. Đối với một số nấm, những sợi đó kết thành một khối to có thể nhìn thấy được trên mặt đất.

Nấm không thuộc giới động vật, thực vật hay vi khuẩn mà nằm trong giới riêng có tên là "giới nấm".

Trên Trái đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Nấm sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác.

Nấm phân bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể cả sa mạc.

Các nhà khoa học ước tính, "giới nấm" có khoảng 1,5 triệu loài; khoảng 70.000 loài nấm đã được phát hiện và miêu tả. Tuy nhiên số lượng thực sự và tính đa dạng của "giới nấm" vẫn còn là điều bí ẩn.

Nấm phân hủy chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ, sau đó, những chất này sẽ được đồng hóa ở thực vật hay sinh vật khác.

Trong số những loại nấm đã được xác định, có khoảng 60 loài nấm có khả năng phát quang sinh học. Ánh sáng do nấm phát ra thường có màu xanh lục và sẽ nhạt dần khi nấm già đi.

 

Chất độc có trong một số loại nấm có thể gây ảo giác, dị ứng ở thể nhẹ; còn nặng thì có thể làm tê liệt cơ thể – dẫn đến tử vong.

Có khoảng 10.000 loại nấm thịt, trong đó có một nửa là ăn được và 100 loài có độc tố cao.

Theo kenh14

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *