Du khách đến Saint Petersburg nhất định không bỏ qua cơ hội ngắm thành phố về đêm. Hầu hết các công trình lớn ở thành phố Saint Petersburg đều được thiết kế theo dạng hình khối. Khi đêm xuống, cùng với hệ thống đèn chiếu sáng, các tòa nhà hiện lên thật lung linh.
Mùa hè ở Nga bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Vào thời gian này, dường như Mặt trời hiện diện trên đất nước Nga suốt 20 tiếng đồng hồ trong ngày. Cũng vì lẽ đó mà người dân Nga gọi đêm mùa hè của họ là đêm trắng. Không chỉ du khách mà người dân địa phương đều thích ngắm và dạo phố đêm vào mùa hè. Mặc dù là mùa hè nhưng khi đêm xuống, tiết trời ở Nga vẫn rất lạnh. Uống 1 ly rượu trong lúc dạo đêm là điều rất tuyệt!
Cung điện mùa hè
Giữa thế kỷ 18, sau khi đánh thắng Thụy Điển, Pyotr Đại đế đã ăn mừng và hạ lệnh xây dựng cung điện mùa hè. Đây là cung điện được mô phỏng theo cung điện Versace của nước Pháp. Là Cung điện mùa hè, công trình được thiết kế sao cho có thể mang thật nhiều ánh nắng vào trong. Vì phỏng theo cung điện Versace của Pháp nên người ta còn gọi cung điện này là cung điện Versace nước Nga.
Một trong những thiết kế nổi bật bên ngoài cung điện là những bức tượng điêu khắc và các đài phun nước. Vừa bước vào hoa viên rộng lớn của cung điện mùa hè Pyotr là mọi người đều bị choáng ngợp bởi các đài phun nước. Ấn tượng nhất là đài phun nước rực rỡ màu vàng kim nằm ở giữa. Ngoài hệ thống vòi phun nước hoành tráng, đài nước còn nổi bật với các bức tượng đồng màu vàng kim óng ánh. Hầu hết các bức tượng ở đây đều là các nhân vật trong chuyện thần thoại Hy Lạp. Ở giữa đài nước trung tâm là tượng của dũng sĩ Samson.
Cung điện mùa đông
Một trong những cung điện không thể không tham quan khi đến thành phố Saint Petersburg là Cung điện mùa đông. Công trình này do Nữ hoàng Elizaveta đệ I – con gái của Pyotr Đại đế – hạ lệnh xây dựng. Ngày nay, cung điện đã trở thành viện bảo tàng lớn nhất nước Nga – Viện bảo tàng Hermitage.
Cung điện mùa đông là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc Baroque nước Nga vào thế kỷ 18. Nó được xem là tác phẩm vĩ đại nhất của nghệ thuật kiến trúc của nước này. Sự phối hợp hài hòa giữa màu xanh lam và màu trắng cùng một số vật trang trí màu vàng kim trên tường đã tạo nên một khối thống nhất. Tầng 3 của cung điện là nơi ở của Hoàng gia thời đó.
Cung điện mùa đông ngày nay là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới. Mỗi một viên gạch được sử dụng trong công trình này đều là loại cao cấp có giá trị lịch sử cao và đầy tính nghệ thuật.
Trong Cung điện mùa đông rộng lớn hiện trưng bày hơn 3 triệu món đồ cổ quý giá mà chủ yếu là đồ dụng và các vật trang trí của Hoàng gia. Nếu bạn là người đam mê những món đồ cổ đầy tính nghệ thuật nơi đây thì chắc chắn, thời gian 1 ngày dành cho việc tham quan cung điện là không đủ.
Đảo Thỏ
Đảo Thỏ là một nơi vô cùng nổi tiếng của thành phố Saint Petersburg. Hầu hết các công trình ở đảo Thỏ là do Pyotr Đại đế cho xây dựng. Không những thế mà ông còn trực tiếp giám sát công trình. Ông xem đây là căn cứ quan trọng của thành phố Siant Petersburg. Có thể nói, các công trình trên đảo đã làm tiêu hao rất nhiều sức người sức của.
Đảo Thỏ từng là căn cứ quân sự quan trọng của thành phố Saint Petersburg. Công trình tiêu biểu nhất ở đây là Nhà thờ Siant Petersburg. Đây là nhà thờ mang phong cách kiến trúc Baroque đầu tiên của Nga. Nó cũng là công trình cao nhất thời đó. Ngoài nhà thờ, căn cứ quan trọng của thành phố này còn có nhiều công trình khác như gác chuông, xưởng in tiền, xưởng sản xuất binh khí, pháo đài…
Ngày nay, nghi thức bắn pháo vào lúc 12 trưa của Pyotr Đại đế xưa kia vẫn thường diễn ra ở đảo Thỏ.
Cung điện Ekaterina
Cung điện Ekaterina do nhà vua Ekaterina đệ I xây dựng. Về sau, công trình được nữ hoàng Elizaveta mở rộng. Bà không chỉ trang hoàng phần nội thất thêm phần lộng lẫy mà còn cho xây thêm một số phòng, hoa viên, nhà thờ… đặc biệt là ban công nằm ở tầng 2, ngay phía trên cửa chính. Trên hàng rào bà còn cho khắc tên của chủ nhân cung điện. Phía dưới ban công tắm nắng là 8 cây cột lớn và 4 bức tượng điêu khắc. Tất cả những thiết kế đó đã làm nổi bật cho cửa chính hoàng cung.
Vừa bước vào, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi sắc vàng kim rực rỡ và bức tranh lớn trên trần của đại sảnh. Rất nhiều hoa văn chạm trổ trên tường đều được dát vàng. Nhờ vậy, cả căn phòng luôn lấp lánh sắc vàng. Cách thiết kế dát vàng như thế nhằm thể hiện sức mạnh quyền lực và tài chính của Sa hoàng.
Sản vật hổ phách nổi tiếng của vịnh biển Baltic cũng có mặt trong cung điện này. Hổ phách được khảm lên tường ở đây đều là loại có chất lượng tốt nhất. Tương truyền, tổng trọng lượng hổ phách đã dùng là 6 tấn.
Cung điện Marble do Ekaterina Đại đế xây dựng cho Hoàng tử Orlov. Ngày nay, cung điện này trở thành viện bảo tàng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật hiện đại.
Gia Nữ