Là sa mạc lớn nhất Namibia, Namib sở hữu cảnh quan vô cùng ấn tượng, một vẻ đẹp mà nhiều sa mạc khác trên thế giới không có được.

Namib mang vẻ đẹp ấn tượng 

Trải dài hơn 2.000 km dọc theo Địa Trung Hải, sa mạc Namib có diện tích khoảng 55.000 kí lô mét vuông. Một đại dương mênh mông chỉ có cát và cát đã hình thành ở đây từ 80 triệu năm trước.

Cái nắng rực lửa tưởng chừng như có thể thiêu đốt mọi thứ

Namib là sa mạc lớn nhất Namibia và là sa mạc nhiều tuổi nhất thế giới. Dưới bầu trời xanh vời vợi, một biển cát với gam màu chủ đạo là đỏ và ánh vàng lấp lánh trong cái nắng rực lửa. Vùng tiếp giáp của sa mạc Namib với Đại Tây Dương tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh vẽ và trở thành một trong những điểm tham quan tuyệt vời nhất của Namibia.

Vùng tiếp giáp giữa sa mạc Namib và Đại Tây Dương tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ

Luôn chuyển động và luôn thay đổi, những đụn cát cao thấp đan xen nhau ở sa mạc Namib tạo ra những dãy màu sắc lấp lánh dưới ánh mặt trời, khiến cho du khách như không tin vào mắt của mình. Đó sẽ là một trải nghiệm chưa từng có đối với du khách đặt chân đến đây.

Những đụn cát như trải dài vô tận

Ngành công nghiệp du lịch đã bắt đầu phát triển mạnh ở Namibia trong những năm gần đây. Điều này giúp người dân ở nhiều địa phương có thế mạnh du lịch cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của họ.

Ở phía Bắc sa mạc Namib, trong ngôi làng Purros hẻo lánh là mảnh đất nhỏ của những người đi khai hoang. Tỉ lệ trong mỗi hộ gia đình ở đây là 3 nam, 11 nữ và 10 đứa trẻ. Những người này đều là thành viên của bộ lạc Himba, một bộ lạc đã sinh sống trên sa mạc Namib qua rất nhiều thế hệ.

Phụ nữ Himba làm đẹp tóc bằng một loại đất sét màu đỏ

Người Himba thích sống hoang dã cùng các con vật trong rừng, đặc biệt là hổ và báo. Ngày nay, khách du lịch đã tìm đến tận nơi xa xôi này. Ấn tượng ở người phụ nữ Himba chính là mái tóc đặc biệt. Họ làm đẹp cho mái tóc bằng cách bện tóc với một loại đất sét màu đỏ.

Bộ lạc Himba sống gần gũi với thiên nhiên

Họ đã gắn bó với sa mạc nắng gió qua rất nhiều thế hệ

Nhìn từ xa, Namib dường như chỉ có gió và cát. Thế nhưng hệ sinh thái nơi đây lại vô cùng phong phú và độc đáo. Hơi nước từ Đại Tây Dương khiến cho khắp sa mạc Namib thường xuyên có sương. Những giọt sương mong manh này trở thành nguồn cung cấp nước tuyệt vời cho các loài động thực vật trên sa mạc.

Điều kiện khí hậu đặc biệt cũng khiến cho Namib có nhiều loài đặc hữu, chẳng hạn như loài tắc kè Palmato. Tắc kè Palmato không có mí mắt, cho nên chúng phải liếm lên nhãn cầu để làm ướt mắt và làm sạch mắt. Bàn chân của chúng có màng giống như chân vịt để chúng có thể di chuyển dễ dàng trên cát.

Bàn chân của tắc kè Palmato có màng giống như chân vịt

Tắc kè này liếm mí mắt để làm ướt mắt và làm sạch mắt

Không chỉ các loài vật có kích thước nhỏ bé mà những loài vật có kích thước to lớn cũng đang thích nghi tốt với môi trường sống của sa mạc Namib.

Namib là 1 trong 2 sa mạc trên thế giới có voi sinh sống. Chúng đã có nhiều thay đổi để thích nghi với môi trường sa mạc trong hơn 1.000 năm qua. Chúng có chân dài hơn, bàn chân rộng hơn và thân hình nhỏ gọn hơn các loài voi đang sống trên các thảo nguyên khắp Châu Phi. Thức ăn của chúng cũng khác nhau tùy theo mùa. Mặc dù sống trên sa mạc nhưng mỗi ngày, 1 con voi uống gần 200 lít nước. Chúng tìm nước dựa trên sự kết hợp giữa trí nhớ và khả năng nghe siêu nhạy của mình.

Loài vật to lớn như voi cũng có thể thích nghi với khí hậu của vùng sa mạc này

Một con voi mẹ có thể nhớ được vị trí của tất cả các hồ nước trong một khu vực rộng ít nhất 11.000 kí lô mét vuông. Thêm vào đó, chúng còn có thể nghe được tiếng mưa dù ở cách chúng một khoảng cách rất xa. Nếu phát hiện đâu đó trên sa mạc có mưa, con voi đầu đàn ngay lập tức sẽ dẫn cả đàn đến. Trong quá khứ, không ít lần những người dân sống trên sa mạc Namib đã theo dấu những con voi để đi tìm nước. Và đôi khi, họ còn đưa cả đàn gia súc đi theo.

Hồng Anh 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *