Bất chấp những hiểm nguy từ ngọn núi lửa Bromo vẫn đang âm ỉ hoạt động ở Indonesia, người dân vẫn mưu sinh bằng cách dùng ngựa chở đồ cho du khách.
Nhiếp ảnh gia Rarindra Prakarsa đã dành 10 ngày để khi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp về những "kỵ binh" Tenggerese "đơn thương độc mã" băng qua vùng khói xám đen kịt.
Nhiếp ảnh gia cho biết: "Hàng trăm người dân địa phương làm việc như kỵ binh chở khách du lịch leo lên miệng núi lửa. Đó là những người yếu ớt, quá lười biếng hoặc một số người muốn lần đầu được cưỡi ngựa".
Nhiếp ảnh gia Rarindra Prakarsa đã dành 10 ngày để khi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp về những "kỵ binh" Tenggerese "đơn thương độc mã" băng qua vùng khói xám đen kịt.
Nhiếp ảnh gia cho biết: "Hàng trăm người dân địa phương làm việc như kỵ binh chở khách du lịch leo lên miệng núi lửa. Đó là những người yếu ớt, quá lười biếng hoặc một số người muốn lần đầu được cưỡi ngựa".
Cuộc sống, công việc của những người dân nơi đây nằm giữa ranh giới sự sống và cái chết.
Bất chấp công việc gắn liền với sự hiểm nguy, họ vẫn chăm chỉ làm việc, bởi đây là nguồn thu nhập chính.
Mặc dù núi lửa là điểm đến hấp dẫn khách du lịch, nhưng trong những năm gần đây, chính phủ Indonesia đã buộc phải giới hạn du khách leo núi Bromo bởi hành trình quá nguy hiểm.
Điều này ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương khi nguồn thu từ du lịch giảm sút.
Nhiếp ảnh gia Prakarsa cho biết: "Tôi đã đến đây và thấy rằng rất ít người đi lên. Đây thực sự là thảm họa thực sự cho người dân địa phương, những người chủ yếu sống bằng các hoạt động du lịch".
Ngọn núi lửa có thể phun trào bất cứ khi nào, đe dọa đến cuộc sống của những người dân nơi đây.
Vị trí núi lửa Bromo ở đảo Java, Indonesia.
Những đám tro hàng ngày vẫn khiến không khí nơi đây mù mịt.
Một người đàn ông cưỡi ngựa trên cuộc hành trình của mình.
Người phụ nữ ngồi bệt trên những đám tro, tay cầm 2 bó hoa.
Lần phun trào gần đây nhất của Bromo vào đầu năm 2011 khiến 2 du khách thiệt mạng và nhiều sân bay trong vùng đóng cửa.
Nguồn: Hà Phương/VOV.VN (Theo DailyMail)