7/08, 8:22 am Nhà hát lớn quốc gia Trung Quốc (3)

Ai cũng có ước mơ, nhưng để biến ước mơ thành sự thật, Andreu cùng các cộng sự sẽ phải đối mặt với hàng loạt thử thách, từ giới hạn khu vực xây dựng đến giới hạn kỹ thuật, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tác động của địa chất ở Bắc Kinh vốn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra động đất. Thêm vào đó, chất lượng đất nghèo nàn đe dọa khả năng triển khai kế hoạch xây dựng. Mỗi thách thức phải được chinh phục, nếu không, thất bại là điều khó tránh khỏi.

Tháng 12 năm 2001, quá trình xây dựng bắt đầu. Nhưng đây không phải là một khu vực bình thường. Công trình thuộc địa hạt Quảng trường Thiên An Môn, nơi chất chứa nhiều khoảnh khắc lịch sử của TQ. Không gì được phép làm lu mờ những công trình mang tính biểu tượng ở đây. Vấn đề nằm ở chổ đó, các quy định không cho phép xây dựng cao hơn 46 m, không cao hơn Đại Lễ đường Nhân dân bên cạnh.


Nhà hát không được xây dựng cao hơn Đại lễ đường Nhân dân

Do không thể xây lên cao, giải pháp duy nhất là đi xuống thấp, tức dưới mặt đất 32,5 m. Hơn ⅓ tòa nhà sẽ được hạ thấp xuống mặt đất. Do trọng lượng xạ ảnh của công trình vào khoảng 300.000 tấn, gần trọng lượng của tòa nhà Empire State, nên nền móng “quả trứng” sẽ thuộc loại sâu nhất từng được thi công ở TQ. Hạ thấp chiều cao đã giải quyết một trở ngại, nhưng một trở ngại khác lại xuất hiện cũng từ đó. Đại lễ đường nhân dân kế cạnh nhà hát. Nếu các thay đổi ở nền móng một bên thì nền móng bên kia có thể rạn nứt, đó là vấn đề nghiêm trọng.

Bên dưới nhà hát 18 m là dòng sông ngầm Yong Ding đã có từ lâu. Với mực nước ngầm cao như vậy, bất cứ việc đào bới hay phá hủy bằng thuốc nổ nào cũng có thể làm gia tăng áp suất nước trong đất, khiến nó trở nên không ổn định. Các nhà địa chất học gọi đây là hiện tượng hóa lỏng. Các kỹ sư phải tìm cách không cho nước tràn vào nền móng, nếu không các tòa nhà bên cạnh sẽ oằn, thậm chí đổ sụp – một kịch bản không tưởng.

Câu trả lời nằm ở công tác bơm và khóa nước. Trước hết, 28 máy bơm hạ xuống mực nước ngầm bơm ra ngoài khoảng ½ triệu gallon nước, tương đương lượng nước ở 3 hồ bơi Olympic, mỗi ngày trong ròng rã 7 tháng. Kế đến, trên 10.000 m3 bê tông chống thấm nước được dùng để xây dựng nên các bức tường thành khổng lồ dày gần 1m có chức năng không cho nước chảy tràn ra khu vực đào bới. Việc chống thấm nước cho công trường xem ra đã thành công. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó. Chất lượng đất nghèo nàn đồng nghĩa với việc người ta không thể đào nền móng sâu theo tiêu chuẩn do các cọc không được giữ chắc chắn. Thử thách này đã được giao cho một nhóm kỹ sư người Pháp ở Paris xử lý, dẫn đầu là Jean Marc Jaeger.

Lớp phủ bê tông này là các dải flap khổng lồ dài 213 m và rộng 144 m với khoảng trống ở giữa. Khoảng trống này khiến lực hướng xuống tạo ra bởi sức nặng của công trình được phân phối ngang nhau, do đó tạo được tính ổn định cần thiết về mặt tổng thể. Khi vấn đề này vừa được giải quyết thì các kỹ sư và kiến trúc sư lại hướng sự chú ý đến các vấn đề khác nhưng có quan hệ một cách mật thiết. Đó là thời tiết khắc nghiệt ở Bắc Kinh và khu vực này bị bóng ma động đất ám ảnh.

Nhà hát lớn quốc gia Trung Quốc (2)
Nhà hát lớn quốc gia Trung Quốc (1)

Thanh Sang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *