7/08, 8:17 am Nhà hát lớn quốc gia Trung Quốc (2)

4 hồ sơ thiết kế được đưa vào danh sách sơ tuyển với các mẫu thiết kế đi từ truyền thống đến hiện đại. Một trong các kiến trúc sư có nhiều triển vọng thắng cuộc là ông Paul Andreu. Ông là người dày dặn kinh nghiệm trong thiết kế các dự án công cộng quy mô lớn, chẳng hạn như sân bay quốc tế Charles de Gaulle ở Paris. Ngoài ra, ông cũng là bậc thầy thiết kế ở TQ khi đảm nhiệm công trình sân bay Thượng Hải – Phố Đông.


Kiến trúc sư lừng danh Paul Andreu


Và nhà hát lớn quốc gia có hình quả trứng

Andreu đã liều lĩnh đặt một canh bạc, một ý tưởng chưa từng có tiền lệ lóe lên trong đầu – đó là đặt 3 không gian biểu diễn dưới một mái vòm duy nhất, một khối bán cầu vĩ đại. 20.000 tấm titan sẽ bao phủ mặt ngoài, ngoại trừ mặt Bắc và Nam do đây là nơi kiếng sẽ cho thấy nét nguy nga lộng lẫy bên trong nhà hát. Bao quanh bởi hồ nước nhân tạo, toàn thể cấu trúc trông như đang nổi trên mặt nước. Hình tượng “bầu trời” thể hiện qua vòm kính và nền vuông – “mặt đất” phải chăng muốn nêu bật ý niệm “trời tròn đất vuông” kinh điển của Trung Quốc? Thay vì vào cửa theo cách thông thường, khán giả sẽ đi xuyên qua đường hầm dài 80 m bên dưới hồ. Thiết kế của Andreu thể hiện nguồn cảm hứng đầy chất sáng tạo nhưng đồng thời cũng là một thách thức kỹ thuật nan giải.

Tháng 8 năm 1999, kiến trúc sư người Pháp Paul Andreu đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế nhà hát quốc gia đầu tiên cho các show diễn nghệ thuật. Việc các nhà lãnh đạo hàng đầu TQ chấp nhận một thiết kế kỳ lạ như thế thể hiện sự đổi mới trong tư duy. Họ cho thấy rằng thậm chí một ý tưởng phương Tây hóa cũng được chấp nhận, và quan trọng hơn hết là ở khu vực đầy nhạy cảm. Nhưng không phải ai cũng có cùng chung tiếng nói. Quyết định trên đã tạo ra làn sóng tranh cãi sôi nổi.

Trước áp lực từ các kiến trúc sư bảo thủ và một bộ phận công chúng, chính quyền yêu cầu xem xét lại mẫu thiết kế của Andreu. Việc xây dựng nhà hát lớn quốc gia giờ đây vô tình nằm giữa 2 luồng ý kiến trái ngược hẳn nhau, giữa những người hoài niệm quá khứ và những người hướng đến tương lai. Không ai dám chắc thiết kế kiến trúc cực kỳ cách tân này có thể trở thành sự thật.

Phe phản đối thì cho rằng nhà hát trông như một quả cầu bị cắt vỡ, một vật thể bay không xác định, thậm chí có người còn bạo miệng nói nó giống như ngôi mộ của người TQ. Họ không thể chấp nhận sự thật là công trình quan trọng bậc nhất nước lại được tin tưởng giao cho một kiến trúc sư nước ngoài đảm nhận, đặc biệt là công trình đó lại nằm trên một vị trí cực kỳ hệ trọng, có ý nghĩa chiến lược và quy mô lớn đến vậy.

Trong khi đó, phe ủng hộ nghĩ thiết kế trên hài hòa với những người láng giềng trong khu vực như Tử Cấm thành và Đại Lễ đường nhân dân. Những gì chúng ta làm ngày nay có thể trở thành truyền thống của ngày mai. Hãy xem kim tự tháp bằng kiếng trước viện bảo tàng Louvre ở Paris làm ví dụ. Đó là ví dụ điển hình về sự tương phản giữa hiện đại với truyền thống để tạo ra mối quan hệ hài hòa.

Bất chấp lời ra tiếng vào, thiết kế của Andreu đã sống sót và 16 tháng sau khi giành quyền thiết kế, ông đã được bật đèn xanh xây dựng “quả trứng” mang cảm hứng thuyết vị lai của mình.

Nhà hát lớn quốc gia Trung Quốc (1)

Thanh Sang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *