Ngày lễ quan trọng nhất đối với người Hàn Quốc là ngày Tết truyền thống. Vào dịp này hàng năm, các thành viên trong gia đình tụ họp về nhà để đón Tết.

Họ Kim là một gia tộc rất nổi tiếng trong lịch sử của Hàn Quốc hiện đang sống ở Andong. Gia tộc này đã sinh ra nhiều học sĩ nổi tiếng trong lịch sử của Bán đảo Triều Tiên.  Nhà của gia tộc Kim gồm có nhiều gian trong đó có hơn 90 phòng được gọi là phòng Sarangche, Anche, Saran và nhiều cái tên khác. Nhà được xây theo lối kiến trúc truyền thống kết hợp hài hòa với thế giới tự nhiên xung quanh. Vào ngày Tết cổ truyền, con cháu của họ Kim tụ tập về đây để cúng tế tổ tiên.

Làng Hahoa Andong – nơi có gia tộc họ Kim sinh sống bao đời nay

Trong nhà họ Kim có một bảng phân công công việc cho từng người. Mỗi thành viên trong gia đình này đảm nhận 1 công việc khác nhau trong ngày. Các công việc đó được viết trên 1 tấm bảng bằng gỗ.

Theo phong tục, những thành viên trong gia đình họ Kim đang chuẩn bị lễ vật cúng tế tổ tiên hàng năm. Các phong tục này đã được duy trì qua nhiều thế hệ.

Trong nhà có 1 căn phòng rất đặc biệt trưng bày nhiều món đồ cổ của gia tộc được gọi là phòng Woonjanggak. Nhiều vật dụng, tài liệu ghi chép của gia tộc từ xưa đến nay đều được lưu giữ ở đây. Dòng họ Kim là một trong những gia tộc rất nổi tiếng ở Hàn Quốc. Phòng trưng bày này được ví như một viện bảo tàng lịch sử thu nhỏ của Hàn Quốc.

Món bánh canh bột gạo truyền thống trong những ngày Tết ở Hàn Quốc

Bánh canh bột gạo là món điểm tâm truyền thống trong những ngày Tết ở nước này. Người ta nắn bột thành từng khúc hình trụ dài rồi đem hấp chín. Ngồi xắt từng khúc bột ra thành những lát mỏng là công việc của cánh phụ nữ. Họ cần xắt đều tay để từng lát bột có độ dày như nhau.

Trong khi đó, những người đàn ông tụ tập thành từng nhóm ngồi gọt vỏ hạt dẻ. Mỗi năm khi Tết đến, cánh đàn ông trong nhà đều làm công việc quen thuộc này.
Vào ngày Tết, tất cả phụ nữ đều mặc trang phục truyền thống là chiếc áo hanbok. Đôi vớ không chỉ giúp giữ ấm đôi chân mà còn góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cho người mặc loại áo này.

Áo hanbok không chỉ dành cho phụ nữ mà nó còn thích hợp cho cánh đàn ông. Để làm tăng vẻ đẹp và sự thoải mái khi mặc bộ trang phục lâu đời này, người ta cần cột nhiều sợi dây nơ.

Cây Samshindang 600 tuổi đang đứng uy nghi giữa làng là nơi người dân thường ra cầu nguyện. Rất nhiều miếng giấy có mang những điều nguyện ước của mọi người được cột trên các cành cây. Theo phong tục, người ta viết những điều mong ước của họ vào trong 1 tờ giấy rồi cột vào sợi dây đang quấn quanh gốc cây. Ai cũng cố cột tờ giấy thật chặt để gió đừng thổi bay đi.

Cây Samshindang 600 tuổi

Vùng Andong nổi tiếng với chiếc mặt nạ Hahoe. Điệu múa mặt nạ Hahoe Byeolshingut đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ ở làng Hahoe Andong. Điệu múa mặt nạ ở đây thường tái hiện những câu chuyện trong quá khứ.

Múa mặt nạ Hahoe Byeolshingut

Vào ngày Tết, các thành viên trong gia tộc họ Kim rất bận rộn với việc chuẩn bị thức ăn. Nguyên liệu chế biến thức ăn chủ yếu là sản vật địa phương. Tùy theo từng vùng khác nhau, mà người ta chuẩn bị lễ vật cúng tế tổ tiên với những món đặc trưng của địa phương. Và ở Andong, người ta cũng có một lễ vật rất độc đáo. Lễ vật gồm có cá và thịt, trong đó có cá pôlăc phơi khô được đặt dưới cùng. Tiếp theo là cá thu, cá ngừ đuôi vàng, cá mập, cá corvina vàng. Thịt bò và thịt gà được đặt bên trên.

Việc bày trí các lễ vật lên bàn thờ tổ tiên cũng phải tuân theo một quy tắc nhất định. Cá và các loại thức ăn có màu đỏ được đặt bên phải của cái bàn. Trong khi đó, thịt bò, thịt gà được đặt ở phía bên trái. Theo phong tục của người Hàn, chỉ có cánh đàn ông mới được tham gia các nghi thức cúng tế.

Theo phong tục đã được lưu truyền từ bao đời qua, tất cả thành viên trong gia đình đều đến cúng bái tổ tiên vào ngày đầu năm, con cháu sẽ đến mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Cũng theo phong tục, người lớn tuổi nhận lời chúc và tặng cho con cháu 1 ít tiền lì xì lấy lộc đầu năm.

Thanh Trúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *