9/08, 8:10 am
Từ hơn 1.000 năm trước, Campuchia đã từng là một đế quốc Khmer hùng mạnh. Dưới chân ngọn đồi Phnom Bakheng, thành Angkor từng là kinh đô của vương quốc Khmer mà lịch sử gọi đó là vương triều Angkor. Để có thể cai quản được đế quốc hùng mạnh Khmer, đức vua Jayavarman đệ nhị đã cho xây dựng thành Angkor hùng vĩ.
Đến với Campuchia, du khách sẽ cảm nhận được một nền văn minh từng huy hoàng qua những dấu ấn còn lại. Tổng diện tích của kinh thành Angkor rộng khoảng 1.000 hécta, tương đương 1.300 sân bóng đá lớn. Nơi đây từng là cung điện hùng vĩ và những lâu đài rực rỡ. Nhưng điều bí ẩn nhất là lâu đài này đã bị suy tàn và hoang phế trong suốt hơn 800 năm. Trong hơn 800 năm lặng lẽ dưới tán rừng già, Angkor bị biết bao nhiêu sự tàn phá của thiên nhiên. Mãi đến năm 1860, một nhà thám hiểm người Pháp đã phát hiện được di tích cổ thành và cũng từ đó, Angkor đã được đánh thức sau 8 thế kỷ ngủ yên và được rừng già bảo vệ.
Tháp Bayon chứa đựng trong đó rất nhiều huyền thoại. Hơn 216 khuôn mặt với những nụ cười đầy bí ẩn. Mỗi tháp đã có 4 gương mặt quay về 4 hướng, mỗi hướng, gương mặt Bayon nở nụ cười khác nhau. Có người cho rằng nụ cười thể hiện ở đền tháp Bayon chính là của đức vua Jayavarman VII, cũng có ý kiến cho rằng đó là nụ cười của bồ tát…Tuy nhiên cho đến ngày nay thì đó vẫn chưa có lời giải đáp.
Có một truyền thuyết kể rằng trong suốt hơn 100 năm xây dựng, khắp các bờ tường của đền đều được dát vàng lắp lánh, điều đó nói lên sự phồn vinh của vương triều Angkor. Trong hơn 400 năm thịnh trị của đế chế này, người Khmer đã cho xây dựng một hệ thống cung điện huy hoàng. Trong đó có một công trình được xem là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới – đền Angkor Wat. Angkor Wat là công trình kiến trúc tôn giáo cổ đại lớn nhất thế giới. 5 tòa tháp hoa của đền đã trở thành quốc hiệu của quốc gia Campuchia. Bên ngoài công trình được bao bọc bởi một hòa nước rộng lớn, dài đến 190 mét được đào hoàn toàn thủ công để bảo vệ thành Angkor. Lối vào ngôi đến, bắt ngang qua hồ nước là một chiếc cầu đá khá dài. Hai bên hành lang cầu là hai hàng tương điêu khắc cũng hoàn toàn bằng đá về rắn thần Naga 9 đầu , thần của Ấn Độ giáo. Con số 9 cũng là con số may mắn của người dân đất nước chùa tháp. Tổng diện tích của Angkor Wat lên đến 208 hécta, có cấu trúc bên ngoài giống như một hoàng cung. Tuy nhiên các nhà khoa học lại cho rằng đây là ngôi chùa hùng vĩ của Ấn Độ giáo. Bố cục kiến trúc của đền Angkor Wat gồm có một hành lang bao quanh trung tâm đền. Nổi bật lên là vị trí của 5 tòa tháp hoa, tạo nét độc đáo cho lối kiến trúc của Khmer với ý nghĩa mang đến sự cao quý, trang nghiêm cho bên trong ngôi đền.
Bố cục bên trong chánh điện theo dạng hình vuông, có tất cả 3 tầng và 4 con đường thông nhau cùng với nhiều cửa sổ trang trí đại diện cho nhiều vị thần.
Có để nói, điểm thu hút du khách nhất khi đến Angkor chính là bức tượng đá được chạm khắc một cách rất công phu. Vào thời kỳ đó, đế chế Angkor đã chiêu mộ rất nhiều thợ thủ công trên khắp đất nước để sử dụng vào việc chạm khắc các tượng đá. Các thợ điêu khắc đã làm việc cật lực trong suốt hơn 40 năm để hoàn thành những tác phẩm đá vĩ mô này.
5 tòa tháp hoa sen đại diện cho 5 ngọn núi thánh, mỗi tòa tháp có độ cao gần 50 mét, tương đương tòa nhà 18 tâng. Có thể nói, công trình cổ đại Angkor Wat đã đạt được độ cao kỷ lục. Ở 4 mặt của các tháp đều có cầu thang đi lên. Người Khmer cho rằng nếu bạn kiên nhẫn đi đến đỉnh có nghĩa là bạn đã đến được thiên đàng vì thế người ta còn gọi các bậc thang này là bậc thang trời. Tuy nhiên, để lên được đỉnh không dễ vì các bậc thang khá dốc và rất khó đi. Bạn phải vận dụng tất cả các cơ quan và sức mạnh của toàn thân, cùng lòng nhiệt tâm thành khẩn mới có thể chạm đến cánh cửa thiên đàng.
Đức vua Jayavarman – người cai quản vương triều Angkor
Angkor Wat mờ ảo nhìn từ ngọn đồi Phnom Bakheng
Tượng đá hai bên lối vào thành Angkor Wat
Rắn thần Naga ngạo nghễ trước lối vào thành
Nụ cười Bayon bí ẩn
Du khách chinh phục bậc thang trời
Gia Nữ