Cung điện Amber là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất thành phố Jaipur. Hầu hết du khách đến Ấn Độ đều muốn một lần ghé thăm công trình cổ này.

Amber không chỉ là cung điện của nhà vua mà nó còn là pháo đài của thành phố Jaipur. Công trình này bắt đầu xây dựng vào năm 1592 và mãi đến 125 năm sau nó mới hoàn thành. Cung điện từng là nơi ở của nhà vua, hoàng hậu và hàng trăm phi tần. Vì có tác dụng như một pháo đài nên cung điện Amber tọa lạc ở nơi có địa thế vô cùng hiểm yếu. Không những được núi non bao bọc mà cung điện còn có hào nước bao quanh. Có thể nói, đây là một trong những cung điện có tầm chiến lược quân sự độc đáo nhất ở Ấn Độ.

Cung điện Amber là một trong những công trình cổ vĩ đại nhất Ấn Độ

Cung điện Amber là một trong những công trình cổ vĩ đại nhất Ấn Độ. Nơi đây còn lưu trữ những bức bích họa mang nét đẹp bình bị nhưng bền bỉ. Màu được sử dụng không phải là loại màu thông dụng như ngày nay mà là màu được lấy từ những loài thực vật trong tự nhiên. Thật bất ngờ khi chúng vẫn giữ được màu sắc đẹp như mấy trăm năm trước. Du khách cần phải tuân thủ một số quy tắc khi vào tham quan cung điện, trong đó có việc không được chạm tay vào các bức bích họa này. 

Sảnh lớn là một công trình nằm trong khoảng sân của cung điện Amber. Nơi đây còn gọi là khu tự do tranh luận. Bất kỳ ai có vấn đề gì cần bàn bạc đều có thể đến đây trò chuyện với mọi người, thậm chí đóng góp ý kiến với nhà chức trách. Thời xưa, sảnh lớn này là nơi dân chúng được phép vào dự một số cuộc họp cùng với vua và các viên quan cận thần.

Cung điện Amber không những được núi non bao bọc mà cung điện còn có hào nước bao quanh

Cửa Thần voi là cửa chính của cung điện Amber. Kiến trúc và hoa văn ở cửa này rất đẹp, do vậy hầu hết du khách khi đến đây đều muốn chụp thật nhiều bức ảnh để làm kỉ niệm. Sự đặc sắc của phần trang trí này là những đường nét hoa văn có màu vàng kim.

Trong cung điện Amber có 1 khu vui chơi tên là Vườn Hạnh phúc. Đó là nơi vui chơi, giải trí và tổ chức yến tiệc của hoàng hậu và các phi tần thời xưa. Thời đó không có hệ thống tưới nước tiện lợi như bây giờ nên người ta đã thiết kế ra hệ thống hào nước trong hoa viên. Nhờ có các hào nước và các bụi cây kiểng nên không khí ở đây rất thoáng và mát mẻ. Đó là lý do vì sao người xưa đặt tên cho nó là khu vườn hạnh phúc. Thời đó, hoàng hậu và các phi tần rất thích ra đây trò chuyện và ngắm cảnh.

Hàng dài người xếp hàng chờ vào tham quan cung điện

Căn phòng gương được xem là báu vật của cung điện Amber. Vì thế, gương là vật trang trí chủ yếu khắp trong căn phòng này. Chúng đều được nhập khẩu từ nước Bỉ. Vào đây, du khách được ngắm vẻ đẹp lấp lánh của gương. Hoàng hậu và các phi tần thời đó rất thích vào đây chơi. Họ ví sự lấp lánh của căn phòng này như ánh sáng của các vì sao trên trời. Cũng vì vậy mà người ta còn gọi căn phòng gương này là “phòng sao trời”. Căn phòng này càng đặc sắc hơn khi người ta đốt lên ngọn đèn cầy và đặt ở giữa. Khi ngọn đèn cầy được thắp lên, ánh sáng của nó sẽ phản chiếu qua các gương và tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn, độc đáo. Ngọn lửa lung linh phản chiếu trong các gương chẳng khác nào những con rắn đỏ uốn lượn khắp phòng.

Tham quan bằng voi được du khách ưa chuộng khi vào tham quan nơi này

Tương truyền, nhà vua rất ghét tiết trời oi bức nên ông hạ lệnh xây Cung mùa hè để ở. Cung mùa hè mát mẻ là nhờ trên sân thượng có 1 hồ nước dự trữ rất lớn. Nơi đây rất mát và thích hợp để nhà vua nghỉ ngơi vào mùa hè nóng bức.

Cung điện Amber có hệ thống vườn và hào nước bao quanh nên rất mát mẻ

Khu vực hậu cung – nơi ở của các phi tần được trang trí bằng các bức bích họa màu hồng rất lãng mạn với hoa văn chủ yếu là hình ảnh cây cỏ, hoa lá, trai gái múa hát, chim cò, muôn thú.

Căn phòng gương

Gia Nữ
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *