Không những có địa hình khắc nghiệt nhất trái đất, khu vực núi lửa Erta Ale có lúc đã vượt quá 1.100 độ C tại hồ dung nham.

“Cổng Địa ngục” là tên gọi hồ dung nham hoạt động liên tục lâu đời nhất thế giới. Nhiệt độ tại đây có lúc đã vượt quá 1.100 độ C, nhưng điều này không làm chùn chân những du khách dũng cảm. Nhiếp ảnh gia Bồ Đào Nha Joel Santos, 38 tuổi, dựa vào camera bay đặc biệt đã chụp lại vẻ đẹp kỳ vĩ của hồ dung nham từ trên cao.

Hồ dung nham nằm trên ngọn núi lửa Erta Ale, thuộc Afar, Ethiopia, cháy liên tục từ năm 1906 và chưa hề có dấu hiệu tắt.

Santos cho biết, cứ khoảng 2-3 phút, anh lại nghe thấy tiếng rít nhỏ gây ra do áp lực bên dưới núi lửa và vết nứt lại đột ngột mở rộng ra. 

Santos hoàn toàn nhận thức được sự nguy hiểm khi ghi lại hiện tượng thiên nhiên ở khoảng cách gần đến thế. 

Lần phun trào lớn gần đây nhất là tháng 9/2005, giết chết đàn gia súc 250 con và buộc người dân sống gần đó phải di dời khẩn cấp. Tiếp đó đến tháng 8/2007, dòng chảy dung nham đã làm 2 người mất tích và chỉ hơn một năm sau, tháng 11/2008, núi lửa phun trào đã khiến người dân phải tiếp tục sơ tán.

Sa mạc Danakil, nơi núi lửa Erta Ale tọa lạc là khu vực không dân cư nóng nhất thế giới. Vì thế, Santos chỉ có thể ghi hình vào sáng sớm hoặc tối muộn.

Các máy ảnh của Santos có độ phân giải lên tới 4K để có thể chịu được sức nóng quanh hồ. Anh cũng cảnh báo: “Bạn phải hết sức cẩn thận, cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm”.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề cần lưu ý là sự an toàn ngay chính tại Erta Ale. Nơi đây không những có địa hình khắc nghiệt nhất trái đất mà người bản địa còn bị cho là thù địch với du khách. Năm 2012, một số du khách đã bị bắt cóc, bị thương và thiệt mạng trong khu vực này.

Với Santos, Erta Ale có lẽ là nơi choáng ngợp và mê hoặc nhất mà anh có thể nhìn thấy trong đời.

Ảnh: Joel Santos

Theo Hải Thu/VnE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *