Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - người luôn hết lòng vì Đảng, vì dân
30/06/2015Gần 70 năm hoạt động ở nhiều vùng, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực, trải rộng trên cả ba miền đất nước và được Đảng tin cậy giao phó nhiều trọng trách, dù ở đâu, làm công việc gì, ở cương vị nào, đồng chí Nguyễn Văn Linh cũng luôn hết lòng vì Đảng, vì dân, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và đã có những đóng góp to lớn cho Đảng, cho cách mạng.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh để lại những bài học lãnh đạo sâu sắc
23/06/2015Hiến dâng cuộc đời cho lý tưởng cách mạng của Đảng, của Bác Hồ, đồng chí Nguyễn Văn Linh là một tấm gương sáng của một chiến sĩ Cộng sản mẫu mực, kiên cường, suốt đời hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
12/06/2015Cách đây đúng 67 năm, giữa thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến và kiến quốc.
Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 / 19-5-2015) - Miền Nam trong trái tim Người
19/05/2015Bác nhớ miền Nam: nỗi nhớ Nhà. Miền Nam mong Bác: nỗi mong Cha. Miền Nam luôn trong trái tim Người. Những năm tháng trước khi Người đi xa, Bác vẫn đi bộ, tập leo dốc. Bác kiên trì rèn luyện để thực hiện ý định vào thăm đồng bào, đồng chí miền Nam. Bác còn viết thư cho đồng chí Lê Duẩn đề nghị sửa một chữ trong Nghị quyết của Bộ Chính trị là để Bác vào miền Nam từ “sau” thành “trước” ngày thắng lợi hoàn toàn...
TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890 - 1969)
18/05/2015Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu
07/05/2015Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của cường quốc Châu Âu.
Ngày 30-4-1975: Giải phóng Sài Gòn, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
30/04/2015Rạng sáng 30-4-1975, các binh đoàn chủ lực và lực lượng tại chỗ đồng loạt tiến công vào nội đô Sài Gòn. 9 giờ 30 phút, Dương Văn Minh tuyên bố trên Đài Phát thanh Sài Gòn đề nghị Quân giải phóng ngừng tiến công “để cùng nhau thảo luận bàn giao chánh quyền trong vòng trật tự”.
Ngày 29-4-1975, đại diện “lực lượng thứ ba” đến Trại Davis
29/04/2015Trong suốt 823 ngày đêm (từ 28-1-1973 đến 30-4-1975), cán bộ chiến sĩ của hai Đoàn quân sự trong Trại Davis đã kiên cường đấu tranh ngoại giao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngay tại sào huyệt của kẻ thù.
Ngày 28-4-1975: Tổng công kích toàn mặt trận
29/04/2015Sau hai ngày đêm chiến đấu kể từ khi Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, Quân giải phóng cùng các lực lượng tại chỗ đã phá vỡ các tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, cắt đứt quốc lộ 4, tăng cường vây ép Sài Gòn trên tất cả các hướng.
Ngày 27-4-1975 Giải phóng Bà Rịa và tỉnh Phước Tuy
27/04/2015Sáng ngày 27-4, Quân giải phóng đồng loạt tiến công các vị trí của địch trong thị xã Bà Rịa, làm chủ khu tiếp liệu, Ty An ninh, Ty Cảnh sát, Tỉnh đoàn bảo an, Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp. 6 giờ sáng 27-4, cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng tung bay trên nóc dinh Tỉnh trưởng.
Ngày 25-4-1975: Giải phóng đảo Sơn Ca
27/04/2015Sau khi giải phóng đảo Song Tử Tây, Phân đội 1 (Đội 1, Đoàn Đặc công 126) ở lại chốt giữ đảo, các đơn vị còn lại quay về Đà Nẵng củng cố lực lượng chuẩn bị giải phóng các đảo còn lại tại quần đảo Trường Sa. Ngày 21-4-1975, tàu 673 và tàu 641 (Đoàn Hải quân 125) chở Phân đội 2 và Phân đội 3 (Đội 1, Đoàn Đặc công 126) cùng một đơn vị Đặc công Quân khu 5 nhổ neo hướng ra biển Đông.
Ngày 26-4-1975: Mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh
27/04/201517 giờ ngày 26-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu! Các binh đoàn đồng loạt tiến công phá vỡ từng mắt xích phòng thủ vòng ngoài của quân đội Sài Gòn, khống chế các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Trà Nóc, các trận địa pháo, cắt đứt đường số 4 và tất cả hành lang giao thông thủy bộ ra biển, thực hành vây ép Sài Gòn trên tất cả các hướng, tạo điều kiện cho bước phát triển tiến công tiếp theo.
Ngày này 40 năm trước, ngày 24-4-1975: Quân khu 9 Phối hợp với các cánh quân tiến vào Sài Gòn.
24/04/2015Từ đầu tháng 4-1975, phối hợp với các mặt trận ở Đông Nam bộ, tại đồng bằng sông Cửu Long, các lực lượng vũ trang đẩy mạnh hoạt động tác chiến ở hầu khắp các tỉnh, trọng điểm là Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Long An, nơi có quốc lộ 4 đi qua, nhằm cắt đứt sự chi viện bằng đường bộ từ Cần Thơ lên Sài Gòn và đường rút chạy theo hướng ngược lại của quân đội Sài Gòn.
Ngày 23-4-1975: Giải phóng Bình Tuy
23/04/2015Tỉnh Bình Tuy nằm giữa tỉnh Bình Thuận (phía Bắc), tỉnh Long Khánh (phía Nam) và tỉnh Lâm Đồng (phía Tây). Sau khi Bảo Lộc, Phan Thiết và Xuân Lộc thất thủ, Bình Tuy rơi vào thế bị cô lập hoàn toàn.
Ngày 22-4-1975: Quân đội Sài Gòn ném bom CBU-55 xuống Xuân Lộc
22/04/2015Tuy điên cuồng kháng cự bằng mọi giá, kể cả sử dụng bom hủy diệt CBU-55, nhưng quân địch không thể ngăn cản các binh đoàn Quân giải phóng đang từng ngày tiến về khép chặt vòng vây xung quanh thành phố Sài Gòn.
Ngày 21-4-1975 Giải phóng Xuân Lộc và tỉnh Long Khánh.
21/04/2015Sau khi Bộ chỉ huy Chiến dịch Xuân Lộc quyết định thay đổi cách đánh từ tiến công trực tiếp chuyển sang bao vây chia cắt, ngày 15-4-1975, đợt tiến công thứ hai của Chiến dịch Xuân Lộc bắt đầu.
Ngày 20-4-1975: Thành ủy Sài Gòn - Gia Định quyết định thời gian tổng khởi nghĩa.
20/04/2015Chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy, từ đầu tháng 4-1975, Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng. Lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu hỗ trợ quần chúng nổi dậy, xây dựng hành lang, bàn đạp, đánh chiếm các đầu cầu vùng ven và mục tiêu trong thành phố.
Ngày 18-4-1975: Giải phóng Phan Thiết
18/04/2015Bình Thuận là tỉnh cực Nam của Nam Trung bộ, giáp với Ninh Thuận từ phía Bắc, Long Khánh từ phía Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, Bình Thuận chia làm hai tỉnh là Bình Thuận và Bình Tuy. Tại thị xã Phan Thiết - tỉnh lỵ Bình Thuận - quân đội ngụy quyền Sài Gòn xây dựng hệ thống cứ điểm quân sự mạnh nằm trong tuyến phòng thủ Phan Rang - Phan Thiết - Xuân Lộc. Sau khi Phan Rang thất thủ, Phan Thiết trở thành chốt chặn tiền tiêu của chính quyền Sài Gòn từ hướng Đông.
Ngày 17-4-1975, bộ Tổng tư lệnh chỉ thị đánh chiếm các sân bay.
17/04/2015Lực lượng Không quân của quân đội ngụy quyền Sài Gòn có 282 sân bay lớn nhỏ (9 sân bay cấp I, 81 sân bay cấp II, 12 sân bay cấp III và 180 bãi hạ cất cánh); 1.193 máy bay các loại (118 chiếc A.37, 126 chiếc F.5, 594 chiếc UH.1, 32 chiếc C.130…), tổ chức thành 6 sư đoàn không quân.
Ngày 15-4-1975: Chuẩn bị hậu cần Chiến dịch Hồ Chí Minh
15/04/2015Ngày 15-4-1975, Cục Hậu cần Miền thành lập Đoàn hậu cần 240B làm nhiệm vụ phối hợp với Đoàn hậu cần 230 và Hậu cần Tỉnh đội Long An phục vụ Binh đoàn cánh Tây Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.