Thị xã Xuân Lộc là tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh (nay thuộc tỉnh Đồng Nai),  nằm  cách thành phố Sài Gòn 80km về phía Đông, án ngữ trên trục đường số 1; từ đây nối với Đà Lạt qua đường 20, nối với Bà Rịa – Vũng Tàu qua đường 2 và đường 15. Nằm trong hệ thống phòng vệ Sài Gòn từ xa với các tuyến mắt xích trọng yếu Phan Rang – Xuân Lộc, Tây Ninh – Bắc Củ Chi, Long An – Bến Lức, Xuân Lộc được mệnh danh là “cánh cửa thép” trên cửa ngõ phía Đông Sài Gòn. Tại đây, địch bố trí lực lượng cực mạnh với hệ thống công sự phòng thủ kiên cố, nhiều tầng, gồm: Sư đoàn bộ binh 18, Trung đoàn 8/Sư đoàn  bộ binh 5, Lữ đoàn  kỵ binh 3 (các thiết đoàn M41, M113, M48), 2 tiểu đoàn Biệt động quân, 2 tiểu đoàn Pháo binh (các pháo đội 105mm và 155mm), cùng lực lượng cảnh sát, địa phương quân. Lực lượng sẵn sàng tăng viện gồm Lữ đoàn dù số 1, Liên đoàn 81 biệt cách dù, toàn bộ hỏa lực của không quân từ hai sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất. 

Xe tăng và bộ binh Quân đoàn 4 tiến công thị xã Xuân Lộc 

 

Để mở thông đường tiến công vào Sài Gòn từ hướng Đông, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch đập tan tuyến phòng ngự Xuân Lộc. Ngày 3-4-1975, Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 thông qua phương án tác chiến: dùng lực lượng lớn bộ binh, xe tăng, pháo binh đánh thẳng vào Sở chỉ huy Tiểu khu và Sư đoàn 18, nhanh chóng chiếm Xuân Lộc, tạo thế và lực cho Quân giải phóng tiến công áp sát Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.

5 giờ 40 phút ngày 9-4-1975, chiến dịch tiến công giải phóng Xuân Lộc bắt đầu. Sự an nguy của Sài Gòn và Dinh Độc Lập lệ thuộc trực tiếp vào diễn biến tại “cánh cửa thép” này, vì vậy quân địch tại đây kháng cự rất quyết liệt.

Theo SGGP Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *