Những người tình bao năm khuất sau những lời ca, nốt nhạc của nhạc sĩ Vũ Thành An đã được Người kể chuyện tình kể lại.

Vũ Thành An sáng tác khoảng 40 bài, được đánh số không theo thứ tự thời gian, trong đó một số bài mang tên khác. Ông gọi tên những bài hát hay là những chuyện tình không tên với lý do là để giấu tên người tình. 

Bằng sự chiêm nghiệm trong cuộc sống, tác giả Đời đá vàng mang những bản tình ca "nhắn nhủ tình yêu, tình thương có được trong đời là những ân huệ quý, xin mọi người hãy chắt chiu lại thành khối tình". Khối tình càng lớn thì tâm hồn càng thanh thản. 

Âm nhạc Vũ Thành An mang đầy góc khuất, ở Bài không tên số 3 và Bài không tên số 7 do Thu Trang và Hà Thúy Anh trình bày đã đưa người xem "lần theo bóng tối, tìm chút ánh sáng" cho những câu chuyện tình của ông. 

Thu Trang trình bày ca khúc 'Bài không tên số 7'

 

Thu Trang với Bài không tên số 7 tái hiện khung cảnh sàn nhảy, nơi những vũ nữ tranh giành ngôi vị nữ hoàng sắc đẹp. 

Trong vai người đẹp "hết thời", bị tước chiếc vương miện, cô thể hiện nỗi buồn qua sự đau xót, chua chát. Nữ ca sĩ mang đến bất ngờ khi liều mình chuyển bài hát sang giai điệu mới mẻ của jazz.

Trong khi đó, Hà Thúy Anh hóa thân thành người tình cũ của nhạc sĩ nơi chốn nghĩa trang với những lời chưa kịp thổ lộ cùng người yêu trong Bài không tên số 3

 

Vũ Thành An sinh tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1954 ông theo gia đình vào Nam và theo học nhạc sĩ Chung Quân cùng Ngô Thụy Miên, Đức Huy.

Người yêu ông, nữ sinh viên trường Luật yêu cầu bạn trai viết tặng một bài hát. Thế là vào một buổi chiều cuối năm 1965, trên chuyến xe từ Vũng Tàu về Sài Gòn, một giai điệu vang lên trong đầu kết hợp với ca từ của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, Tình khúc thứ nhất ra đời. và ca khúc nhanh chóng được yêu mến, mở đầu cho chuỗi bài ca không tên đình đám.

 

Trong suốt hàng chục năm sáng tác, nhạc tình Vũ Thành An là một kết hợp của âm điệu nhẹ nhàng, lời hát như quyện vào tâm hồn người nghe. 

Tình xưa gái Huế do Thúy Huyền thể hiện, là một ca khúc hiếm hoi của nhạc sĩ Vũ Thành An mang giai điệu nhẹ nhàng không còn day dứt, trách cứ như ngày nào. 

Ca khúc là một kỷ niệm xưa với người con gái Huế bí ẩn, mang đến cho Vũ Thành An nhiều cảm xúc, được Thúy Huyền kể lại chuyện tình bí mật này của ông.

Sau những hờn giận, trách móc về người vợ thứ nhất, nhạc sĩ Vũ Thành An học được cách buông bỏ, chấp nhận, khi ông viết Bài không tên cuối cùng với những ca từ đầy uẩn ức.

Trong bài hát, danh ca Phương Dung thích nhất câu "Mưa bên chồng, có làm em khóc", một câu hát rất đau đớn. "Cô nghĩ là ở Anh đến thăm em đêm 30 hai người yêu nhau nhưng đến bài hát này họ đã chia lìa, Triệu Long hát bài này đã đưa cô đi vào tâm trạng của Bài không tên cuối cùng"

Trong cuộc đời Vũ Thành An, cuộc tình của ông và người vợ hiện tại đến với nhau sau khi cuộc hôn nhân đầu của ông tan vỡ, vợ ông cũng đã qua một đời chồng. 

Thương người vợ đơn côi suốt mười mấy năm nuôi con khi chồng cũ qua đời, ông sáng tác Đời đá vàng (Bài không tên số 40) vào năm 1993, tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. 

Ca từ trong bài hát in đậm hình bóng người vợ tảo tần và tình thương ông dành cho bà: "Có một lần mất mát mới thương người đơn độc. Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu".

Ca sĩ Nam Cường trình bày ca khúc 'Đời đá vàng' – Ảnh: Lý Võ Phú Hưng

 

Ca khúc nổi tiếng được Nam Cường trình diễn, kể về tình yêu vô bờ bến cùng mối tình già mà nhạc sĩ Vũ Thành An dành cho vợ.

Nguồn: Hải Trung ( TTO )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *