Người cao tuổi có bệnh nền càng có nguy cơ mắc zona thần kinh do sức đề kháng suy giảm. Bệnh có thể gây các biến chứng gây nguy hiểm như viêm màng não, đột quỵ, thậm chí là tử vong.

Đó là những chia sẻ của các chuyên gia dịch tễ, y khoa hàng đầu trong chương trình tư vấn trực tuyến “Thuỷ đậu & Zona thần kinh: Sự nguy hiểm & Vắc xin phòng ngừa” diễn ra tối ngày 06/12/2024.

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia y tế đầu ngành gồm BS.CKI Nguyễn Tấn Sang, Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM; BS Phạm Văn Phú, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC; BS.CKI Nguyễn Tiến Đạo, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Độc giả có thể xem lại chương trình tư vấn Tại đây

Mở đầu chương trình, BS.CKI Nguyễn Tấn Sang, Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, zona thần kinh (còn gọi là bệnh giời leo) là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra do sự tái hoạt của Virus Varicella Zoster (VZV) tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống. VZV cũng là virus gây bệnh thủy đậu.

Đến giai đoạn toàn phát, virus phát ra ngoài da, biểu hiện là các bóng nước gây đau đớn. Ở nhiều người, sau khi các mụn nước đã lành, người bệnh vẫn cảm thấy đau dai dẳng như điện giật, dao đâm… gọi là đau dây thần kinh sau zona. Các cơn đau này có thể kéo dài vài tháng, vài năm hoặc thậm chí là suốt đời.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Sang cho biết, người càng lớn tuổi, nguy cơ mắc zona thần kinh càng cao.

Theo bác sĩ Sang, người càng lớn tuổi, sức đề kháng giảm, nguy cơ mắc zona và các cơn đau thần kinh sau zona càng cao do vi khuẩn tái hoạt động. Lý giải về nguyên nhân đau dây thần kinh sau zona, bác sĩ Sang cho hay, virus gây tổn thương dây thần kinh. Với người có sức đề kháng tốt, các cơn đau sẽ dần thuyên giảm nhưng với người lớn tuổi có bệnh nền, cơ thể hồi phục kém sẽ kéo theo những cơn đau đau dai dẳng, kéo dài.

Đồng quan điểm trên, BS.CKI Nguyễn Tiến Đạo, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết thêm, người 50 tuổi, người 18 tuổi trở lên bị suy giảm hệ miễn dịch, người có bệnh đồng mắc như thận, tim, gan, não,… hoặc gia đình có người bị zona thì tỷ lệ mắc zona cao hơn khoảng 2,48 lần.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Đạo, cho biết thêm, người 50 tuổi, người 18 tuổi trở lên bị suy giảm hệ miễn dịch,… có tỷ lệ mắc zona cao hơn khoảng 2,48 lần.

Bác sĩ Đạo thông tin từ khi triển khai vaccine zona thần kinh, hơn 200 trung tâm tiêm chủng VNVC ghi nhận nhiều người đến VNVC tiêm vắc xin do bị ám ảnh bởi những cơn đau dai dẳng kéo dài đến vài tháng, vài năm hoặc chứng kiến người thân khổ sở vì mắc bệnh.

Bên cạnh yếu tố bệnh nền, suy giảm miễn dịch, bác sĩ Đạo cũng chỉ ra nguyên nhân căng thẳng, stress trong cuộc sống cũng khiến bệnh zona bùng phát. Bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa” do giới trẻ hiện nay không có môi trường lành mạnh, ít hòa mình với thiên nhiên, không thường xuyên vận động, tập luyện, thêm vào đó là áp lực từ công việc, căng thẳng trong cuộc sống… Do đó, hệ miễn dịch suy giảm dần.

“Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất hiện nay”, bác sĩ Đạo nhấn mạnh và lưu ý người chưa đủ điều kiện tiêm vaccine zona thần kinh nên tiêm vaccine thủy đậu để ngăn ngừa nhiễm virus Varicella Zoster và tái hoạt gây bệnh zona thần kinh sau này.

BS Phạm Văn Phú, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những đối tượng là người cao tuổi, người có bệnh nền, người dị ứng (thức ăn, phấn hoa) thì đều có thể tiêm vắc xin. Tuy nhiên, trước khi tiêm, mỗi người cần được bác sĩ khám sàng lọc, đánh giá thể trạng. Các trường hợp dị ứng ở mức độ nặng hoặc cơ địa chưa ổn định, bệnh lý mãn tính vẫn còn ở giai đoạn cấp thì cần phải hoãn tiêm hoặc tiêm ở bệnh viện. Đối với nhóm đối tượng này cần lưu ý nên mang đầy đủ giấy tờ, đơn thuốc để được bác sĩ đánh giá tổng quan.

Theo bác sĩ Phạm Văn Phú, bệnh zona và thủy đậu là một, nhưng bệnh zona và thủy đậu sử dụng hai vắc xin với phạm vi phòng ngừa khác nhau.

Mặt khác, BS Phú cũng lưu ý, bệnh zona và thủy đậu là một, nhưng bệnh zona và thủy đậu sử dụng hai vắc xin với phạm vi phòng ngừa khác nhau. Do đó, vắc xin zona chỉ phòng được zona, không phòng được thủy đậu. Ngược lại, vắc xin thủy đậu không ngăn hoàn toàn được bệnh zona.  Việc tiêm phòng cả 2 loại vaccine sẽ giúp người dân bảo vệ tối ưu trước nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.

Ngoài gây đau đớn tại vùng phát ban, đau dây thần kinh kéo dài, người mắc zona thần kinh có thể gặp các biến chứng nhiễm trùng da, sẹo lồi, liệt mặt, mù mắt, mất thính giác, ù tai, viêm phổi, viêm não… tùy theo vị trí virus tấn công. Với thủy đậu, người bệnh có thể bị sẹo lồi, lõm nếu chăm sóc không đúng cách cùng các biến chứng như viêm phổi, viêm gan, bội nhiễm da gây nhiễm trùng huyết… Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu có thể sinh con bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh với các di chứng bại não, đục thủy tinh thể, teo liệt tứ chi.

Hiện VNVC có đủ hai loại vắc xin thủy đậu và zona thần kinh. Vắc xin zona dành cho đối tượng từ 50 tuổi trở lên và từ 18 tuổi có các bệnh lý nền, yếu tố nguy cơ cao: người suy giảm miễn dịch, ức chế miễn dịch hoặc có khả năng ức chế miễn dịch do mắc bệnh hoặc đang sử dụng liệu pháp điều trị…); người nhiễm HIV/AIDS; người có bệnh lý tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến, đa xơ cứng…),… Vaccine zona thần kinh của GSK (Bỉ) được sản xuất theo phương pháp bất hoạt tái tổ hợp, hiệu quả phòng ngừa cao, nhất là nhóm lớn tuổi và người suy giảm miễn dịch. Cụ thể, hiệu quả phòng ngừa zona thần kinh lên đến 97% ở người từ 50 tuổi trở lên và đến 87% trên người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý. Vaccine đồng thời giảm biến chứng đau thần kinh sau zona và các biến chứng khác hơn 90%. Lịch tiêm hai mũi cách nhau 2 tháng với người từ 50 tuổi trở lên và cách nhau 1 tháng với người từ 18 tuổi trở lên.

Vắc xin thủy đậu hiện có 3 loại gồm: Varivax (Mỹ), Varilrix (Bỉ) và Varicella (Hàn Quốc), chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ. Mỗi loại đều có lịch tiêm hai mũi, trong đó loại của Bỉ có thể tiêm sớm cho trẻ 9 tháng tuổi.

Hồng Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *