Từng có khát khao có thể là trụ cột gia đình chăm lo cho cha mẹ khi tuổi già, thế nhưng biến cố bất ngờ xảy đến vào năm 2009 dường như đã lấy đi hết bao niềm tin và hy vọng của một chàng thanh niên tuổi ngoài đôi mươi – anh Trình Văn Tương, ngụ xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Đôi chân lành lặn ngày nào giờ chẳng còn có thể đi lại được, tưởng chừng nỗi mất mát quá lớn ấy sẽ làm gục ngã người thanh niên trẻ tuổi, thể nhưng bằng tình yêu thương của gia đình, anh Tương đã vực dậy tinh thần, tự tìm học lấy một nghề nuôi sống bản thân.
Công việc làm móc khoá thủ công từ các vật liệu mạ màu kim loại đòi hỏi người thợ phải ngồi hàng giờ liền bên những chiếc kềm, kẹp và những thanh inox cứng, nhưng mặc cho những lần lên cơn co giật cơ chân khiến cơ thể không trụ vững, anh Tương vẫn kiên trì bền bỉ, vững lòng theo đuổi đến cùng.
Tỉ mỉ trong từng thao tác căn chỉnh, khéo léo trong những công đoạn cắt, vuốt và bẻ khoanh inox, cùng với tinh thần ham học hỏi anh Tương không chỉ thành thạo chế tác ra những kiểu móc khoá trước đây anh được học, mà anh còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mắt với nhiều kiểu mới lạ. Mỗi chiếc móc khoá thành phẩm sau khi trừ chia phí vốn ban đầu, anh Tương chỉ nhận về từ 20 đến 30 ngàn đồng tiền công, tuy thu nhập chẳng được là bao nhưng đó cả nghị lực vượt khó của người thợ thủ công giàu ý chí không đầu hàng trước số phận.
Chính nghị lực vượt khó, cùng tình thương dành cho gia đình, anh đã làm cảm động người phụ nữ tật nguyền cùng cảnh ngộ – chị Huỳnh Thị Quyên quê ở Cà Mau chỉ sau vài lần gặp gỡ.
Bằng sự tỉ mẫn của đôi tay và cách phân biệt màu sắc nhanh nhạy, công việc làm tranh đính đá gia công này của chị Quyên đã đạt độ thẩm mỹ theo yêu cầu của khách hàng và từ đó cũng giúp cho chị nhận thêm được nhiều đơn hàng hơn, phần nào có thể trang trải cuộc sống nơi thị thành đắt đỏ.
Hành trình lập nghiệp của đôi vợ chồng khiếm khuyết tại TPHCM chỉ vừa mới bắt đầu, thế nhưng biến cố lại ập đến, trên đoạn đường trở về thăm quê nhà của anh Tương ở Hậu Giang, 2 vợ chồng anh chị 1 lần nữa đối mặt với tai nạn khác.
Với chỉ vài món đồ nghề ít ỏi mà anh tích góp được, trên hết chính là tình yêu nghề lớn lao và sự cố gắng không mệt mỏi của cả 2 anh chị đã giúp công việc làm móc khóa này duy trì cho đến nay. Nơi mái lá nghèo được dựng xây từ sự chung tay của những người thân yêu bên cạnh, anh Tương và chị Quyên vẫn quyết tâm bám trụ với nghề dù hành trình ấy vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách. Con đường phía trước còn lắm gập ghềnh trắc trở, nhưng cả 2 luôn tin rằng chỉ cần đủ yêu thương thì căn nhà nhỏ này sẽ luôn ngập tràn niềm hy vọng.
Trân trọng nghị lực của anh chị, Chương trình Thần tài gõ cửa – THVL sẽ trao đến anh chị một cơ hội để giúp cả hai vượt qua cơn khốn khó này. Đèn ở phủ TT đã sẵn sàng chờ đón anh Tương, chị Quyên đến với sân khấu đêm nay!

 

Quý khán giả có lòng hảo tâm giúp đỡ Anh Trần Văn Tuyên, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

1/Anh Trình Văn Tương (1987), và Chị Huỳnh Thị Quyên (1986), ấp Long Thạnh, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

2/ Chương trình Thần tài gõ cửa – Đài PTTH Vĩnh Long, 50 Phạm Thái Bường, Phường 4, TP Vĩnh Long

3/ Tài khoản huy động ủng hộ các chương trình nhân đạo:

Tên đơn vị : Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long

Số TK: 111.000.034.669 tại NHTMCP Công thương Chi nhánh Vĩnh Long

 

Kim Pha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *