Thần tài gõ cửa - Kỳ 302: Câu lạc bộ Hồn Đất
13/02/2016Giữa lòng Sài thành nhộn nhịp những ngày cuối năm, đâu đó vẫn còn những đóa hoa vô thường mạnh mẽ tìm kế mưu sinh dẫu cơ thể mang nhiều khiếm khuyết. Bằng đôi tay cần mẫn, các thành viên trong CLB Hồn Đất đang từng ngày nung nấu ước mơ được phát triển nghề làm hoa còn khá mới mẻ này.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 301: Chị Nguyễn Thị Rỷ
01/02/2016Những ngày giáp Tết đang đến gần nơi miền quê nghèo thuộc ấp Trầu Hôi, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, Hậu Giang. Bà Nguyễn Thị Rỷ vẫn nhẫn nại bên đôi chân cong, yếu ớt từ sau vụ tai nạn té cách đây 20 năm, cố gắng nặn cho kịp thêm nhiều chiếc bếp lò cho bà con vùng quê kịp đón Tết. Từ những khối đất bùn đen nhão, sau khi được nhào nặn từ đôi tay chăm chút của người thợ kinh nghiệm, những chiếc lò bền, đẹp, chắc chắn đã được ra đời, là gửi gắm biết bao tâm tư của người phụ nữ chịu cảnh khuyết đất đáng thương nhưng luôn dạt dào một ý chí vươn lên nghịch cảnh.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 300: Anh Trần Văn Thùy
25/01/2016Mở được cửa tiệm mát xa nơi vùng quê biên giới xa xôi là niềm hạnh phúc lớn lao của hai vợ chồng khiếm thị Văn Thùy và Thanh Thủy sau hơn 15 năm tha hương kiếm sống. Thế nhưng, khi mơ ước gầy dựng công việc vừa thành hiện thực thì cách đây hai tháng, người vợ, người mẹ của gia đình đột ngột ra đi vì căn bệnh lao màng não với nhiều biến chứng. Để rồi giờ đây, nơi căn phòng trọ chật hẹp chỉ vỏn vẹn hai mươi mét vuông chỉ còn mình người đàn ông với đôi mắt mù lòa sớm tối lặng lẽ với gánh mưu sinh để lo cho đứa con trai vừa mới lên ba chưa kịp quen hơi mẹ đã chịu cảnh côi cút chia lìa...
Thần tài gõ cửa - Kỳ 299: Anh Lê Dũng
18/01/2016Cố gắng nhận đốn tràm, nhổ lông vịt... kiếm thêm từng đồng những lúc ngớt việc may vá, anh Dũng đang từng ngày nung nấu nối dài việc học cho các con, cùng đó là vun vén cho tổ ấm nhỏ mà anh hết lòng yêu thương sẽ sớm lùi xa những tháng ngày cơ cực. Tin rằng với những nổ lực không ngừng của người thợ nhiều tâm huyết, đôi vai người chồng, người cha khuyết tật sẽ lại vững vàng để vợ và các con an lòng tựa vào tìm về chốn bình yên.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 298: Anh Trần Hữu Sang
12/01/2016Kém may mắn khi mang khuyết tật co quắp chân trái bẩm sinh từ thuở nhỏ, mọi bước đi đều phải khập khiễng từng chút nhờ vào phần má ngoài của bàn chân, cố nén đớn đau, ông Sang quyết tâm trở thành trụ cột gia đình với công việc sửa xe đạp mà mình may mắn học được lúc còn thanh niên.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 297: Anh Lê Văn Cường
04/01/2016Mơ ước trở thành thợ may lành nghề đối với người đàn ông khuyết tật đeo mang dị tật gù lưng, cong vẹo cột sống nơi vùng quê nghèo xã An Thới, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre 10 năm qua tưởng chừng là một ước mơ xa xôi. Vóc người nhỏ bé, chỉ đứng ngang tầm máy, ấy vậy mà, bền bỉ nơi đây, anh Lê Văn Cường vẫn đang cần mẫn từng ngày vượt qua khiếm khuyết bên tay nghề may vali nuôi sống cả gia đình.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 296: Nhóm sửa điện cơ Đồng Tháp
28/12/2015Dần tích góp cho mình được chút vốn liếng từ sự thương yêu, ủng hộ của bà con quanh xóm, anh Vũ nung nấu mong muốn được dạy nghề miễn phí cho những mảnh đời khuyết tật còn bấp bênh vì chưa tìm thấy lối đi giống như mình lúc trước. Được Hội bảo trợ giúp sức giới thiệu, những hoàn cảnh khó khăn khắp nơi lần lượt tìm về căn tiệm nhỏ, để được học nghề, dạy nghề, cùng truyền ngọn lửa yêu thương giúp nhau đứng vững bên đôi chân teo tóp tật nguyền.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 295: Chị Châu Thị Cẩm Hồng
21/12/2015Mang dị tật lùn bẩm sinh kèm theo chứng vẹo cột sống và vùng xương ngực gom nhọn khiến chị khó khăn trong từng nhịp thở, thế nhưng không để tương lai lu mờ từ những những khiếm khuyết, được mẹ dạy cho nghề đan móc, chị Hồng chọn việc gắn bó với những cuộn len để làm phương kế mưu sinh cho cả gia đình.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 294: Anh Lâm Ngọc Vầy
14/12/2015Tình yêu đẹp đơm hoa từ những tháng ngày giông bão của cuộc đời như một điểm tựa vững chắc giúp hai mảnh đời khuyết tật tìm thấy nhau sau hàng nghìn km trắc trở. Mặc cho những khiếm khuyết cơ thể cứ chực chờ dang dở bao ước mơ nhưng anh Lâm Ngọc Vầy cùng người vợ quê gốc Hà Nội vẫn kiên cường chọn vùng đất Thốt Nốt, Cần Thơ để bền lòng vượt qua khiếm khuyết.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 293: Chị Nguyễn Thị Nga
07/12/2015Hơn 30 năm sống cảnh đời cơ cực... hơn 30 chống chọi những nhọc nhằn... Và hơn 30 năm âm thầm với thiệt thòi, khiếm khuyết của bản thân nhưng chị Nga - người con gái sinh ra nơi vùng biên đầy nắng gió ở xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An đã vượt qua những mặc cảm, tủi buồn mà bươn chải mưu sinh giữa dòng đời còn nhiều gập ghềnh, trắc trở...
Thần tài gõ cửa - Kỳ 292: Chị Lê Thị Tho
30/11/2015Cố gắng giữ thảm bằng bàn chân teo tóp, cắt vải bằng bàn tay co quắp còn lại vì một bên cơ thể đã bị liệt từ sau cơn sốt quái ác thuở lên 3, ngót chục năm nay, chị Lê Thị Tho ngụ xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vẫn luôn cố gắng mưu sinh bên tay nghề tự học để chăm sóc cho mẹ già cùng đứa con thơ...
Thần tài gõ cửa - Kỳ 291: Anh Phan Văn Tâm
23/11/2015Âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ trước gian nan...Bằng tất cả tình thương và nghị lực không ngừng vượt qua số phận, anh Phan Văn Tâm - người thợ sửa xe đạp khuyết tật nghèo ngụ xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang từ hơn 50 năm qua vẫn luôn cố gắng bươn chải mưu sinh mong gia đình qua cơn khốn khó.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 290: Ông Nguyễn Văn Nảo
16/11/2015Cả một đời gian nan khó nhọc, cố gắng bươn chải nuôi cháu con bằng nghề sửa chữa xuồng ghe, với ông Nguyễn Văn Nảo, ở xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, từng cây búa, cái đục cũ mòn không chỉ là công cụ mưu sinh mà còn là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng vươn lên của người thợ nghèo khuyết tật không đầu hàng trước nghịch cảnh.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 289: Anh Huỳnh Thanh Tân
09/11/2015Hơn 30 năm qua, anh Tân chưa thể nào quên được những tháng ngày tuổi thơ phải đối diện cùng đôi chân teo tóp, co quắp sau trận sốt bại liệt lúc lên 2 tuổi. Ở cái tuổi chập chững biết đi cũng là lúc anh hiểu rằng đôi chân của mình không thể tự nâng đỡ cơ thể để bước đến những ước mơ ngày mai.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 288: Chị Nguyễn Thị Hồng Thúy Em
02/11/2015Những mặc cảm khiếm khuyết cơ thể vì đôi chân teo tóp từ sau cơn sốt bại liệt năm 3 tuổi không thể nào ngăn chị Thúy Em tìm đến với nhiều công việc mưu sinh khác nhau: đan lục bình, uốn tóc, làm móng, may vá... với ước mong sự nhẫn nại của đôi tay có thể giúp gia đình vượt qua chuỗi ngày gian khó.
Thần tài gõ cửa – Kỳ 287: Anh Đào Thiện Thuận
26/10/2015Gần 10 năm nay, mặc cho những ngày mưa dầm nắng hạn hay phải lội bộ một quãng đường khá xa gần 2 cây số mới đến được cơ sở sản xuất bẫy chuột nhưng anh Thuận – người đàn ông tuổi ngoài 40 với đôi chân co quắp, teo tóp vẫn lặng lẽ bước đi như đang cố vượt qua những nghịch cảnh khó nghèo....
Thần tài gõ cửa - Kỳ 286: Chị Đỗ Thị Khuyên
19/10/201518 năm dài bất hạnh vì căn bệnh sốt bại liệt làm khiếm khuyết đôi chân, chị Đỗ Thị Khuyên ngụ xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chọn đường đua xanh là cách để đương đầu trước bao sóng gió....
Thần tài gõ cửa - Kỳ 285: Anh Trần Văn Phượng
12/10/2015Tiếng đàn cổ da diết mênh mang học được từ những ngày lênh đênh sóng nước theo từng mẻ lưới, như chất chứa biết bao nỗi niềm của anh Trần Văn Phượng, ngụ xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang mỗi khi nhớ về tháng ngày gian truân khởi nghiệp. Đôi chân teo tóp tật nguyền từ sau di chứng sốt bại liệt thuở lên 3, nhưng đôi tay rắn rỏi vẫn từng ngày giữ vững tay chèo, đưa con thuyền gia đình bình yên vượt sóng.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 284: Chị Huỳnh Thị Lượm
05/10/2015Bắt đầu một ngày mới từ lúc tờ mờ sáng, chị Lượm - người phụ nữ với đôi mắt mù lòa do di chứng sốt phát ban từ thuở nhỏ - vẫn làm việc hăng say bên những rặng dừa nước để kiếm tiền trang trải cho gia đình. Cố gắng bươn chải mưu sinh bằng tất cả niềm say mê, mấy ai biết được rằng để sự lạc quan ý chí như ngày hôm nay thì tuổi thơ của người phụ nữ khiếm khuyết này đã trải qua lắm nhọc nhằn gian truân vì cảnh nhà nghèo khó.
Thần tài gõ cửa - Kỳ 283: Chị Lê Thị Muội
28/09/2015Hơn 30 năm gắn liền với đôi chân khuyết tật vì cơn bạo bệnh lúc nhỏ, chị Lê Thị Muội ngụ ấp 3A, TT Bảy Ngàn huyện Châu Thành A, Hậu Giang đã nén biết bao nỗi tủi buồn để cố gắng vươn lên với nghề cắt may quần áo cho bà con nơi miền quê xa hẻo lánh. Đôi tay chăm chỉ khéo léo thay thế cho đôi chân yếu ớt, xiêu vẹo, từng đường cắt trên vải chị luôn tỉ mỉ tìm cách để những sản phẩm đẹp hơn, chăm chút hơn dù chỉ là những kiểu đồ bộ hoặc quần áo đơn giản, bình dị