Địa chỉ nhân đạo: Chị Dương Kim Ngoa
25/06/2018Lúc trước, khi còn khỏe mạnh chị Dương Kim Ngoa ngụ ấp Mỹ Tú, xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân còn kiếm được thu nhập từ nghề cắt tóc, đôi lúc rảnh chị còn đi cắt cỏ, làm thuê. Tuy thu nhập không cao nhưng cũng đủ để xoay trở trong gia đình. Thế nhưng, kể từ ngày căn bệnh u vai ác tính bộc phát, tất cả tiền tích góp dành dụm được chị đều mang đi điều trị bệnh.
Thắp sáng niềm tin – Kỳ 454: Em Nguyễn Trần Thảo Trang
21/06/2018Nhà nghèo, dù mỗi ngày được đến trường, học tập, vui chơi cùng các bạn, nhưng trong lòng cô trò Nguyễn Trần Thảo Trang không khỏi xót xa mỗi khi nhớ đến hình ảnh ba mẹ vất vả ngược xuôi, dãi nắng dầm mưa để cho em được theo đuổi giấc mơ con chữ.
Trái tim nhân ái – Kỳ 439: Chị Nguyễn Thị Diễm
20/06/2018Chọn nghề biển cơ cực, hy vọng duy nhất của anh Đinh Ngọc Tâm là làm sao kiếm đủ tiền để vợ mình chị Nguyễn Thị Diễm có điều kiện trị căn bệnh tim đang trong thời kỳ nguy kịch.
Địa chỉ nhân đạo: Ông Nguyễn Vạn Phú
18/06/2018Vào ngày 24/3/2018, trên đường đi làm hồ về, ông Nguyễn Vạn Phú ở xã Long An, huyện Long Hồ cảm thấy chóng mặt, cho xe thắng gấp nên bị té xuống đường. Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chẩn đoán chú bị dập tủy cổ, chỉ định phẫu thuật nhưng vì không lo nỗi chi phí đành về nhà nằm chịu trong tình trạng không đi đứng được.
Thần tài gõ cửa – Kỳ 423: Chị Trần Thị Thúy An
18/06/2018Mỗi lần nhìn những đứa trẻ trong xóm chơi đùa là lòng chị Trần Thị Thúy An lại dâng lên niềm khát khao mãnh liệt được đi đứng, chạy nhảy, cầm nắm bằng chính bàn tay của mình. Thế nhưng, mơ ước giản dị ấy nào có thể trở thành hiện thực. Bởi từ nhỏ, các khớp xương của chị đã bị rời ra, không dính lại được với nhau. Từ phần xương cổ cho đến bàn chân, di chứng da cam đã khiến chị không thể cử động. Vậy là, hơn 30 năm qua, mọi sinh hoạt cá nhân, chị đều nhờ một tay người mẹ già hơn tuổi 60 chăm sóc.
Thắp sáng niềm tin – Kỳ 453: Em Nguyễn Đình Bảo Sang
14/06/2018Đến với Đà Lạt, mọi người có thể cảm nhận được vẻ đẹp của xứ sở ngàn hoa cũng như cái se lạnh đặc trưng thấm buốt vào thịt da nơi thành phố sương mù. Nhưng với em Nguyễn Đình Bảo Sang, học sinh lớp 12A1, trường THPT Đống Đa thì tuổi thơ em không những đã phải làm quen với những cơn giá buốt của thiên nhiên, mà tâm hồn em còn phải chống chọi với những lạnh lẽo, trống trải của cảnh sống mồ côi từ khi mới 10.
Trái tim nhân ái – Kỳ 438: Em Lê Thị Yến Linh
13/06/2018Yến Linh là đứa con duy nhất của anh Lê Văn Nữa và chị Nguyễn Thị Loan, ngụ tại xã Phú Đức huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cuộc sống nơi thôn quê nhiều khó khăn, túng thiếu nhưng Yến Linh vẫn được cha mẹ cho đến trường như bao bạn bè khác. Cách đây 6 năm, tự nhiên da con xuất hiện rất nhiều đốm thâm, có những mụn đỏ. Cách đây 1 năm thì cánh tay con đều bị teo nhỏ. Căn bệnh kì lạ với những vết thâm tím xuất hiện trên da của đứa con gái duy nhất đã khiến anh Nữa, chị Loan nhiều trăn trở, lo lắng.
Thần tài gõ cửa – Kỳ 422: Anh Nguyễn Văn Đảo
11/06/2018Từng lành lặn..., từng hạnh phúc..., từng là bờ vai vững chải lèo lái con thuyền gia đình...Thế nhưng Nguyễn Văn Đảo ngụ ấp Mỹ Đông Ba, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp phải sống trong cảnh tật nguyền khi một tai nạn lật máy cày bất ngờ ập xuống 12 năm trước trong lúc anh đi làm mướn nuôi vợ và con. Dập tủy xương và tụ máu bầm trong tủy là di chứng để lại khiến đôi chân anh vĩnh viễn mất khả năng đi lại.
Địa chỉ nhân đạo: Chị Nguyễn Thị Tuyết Em
11/06/2018Mắc phải căn bệnh hiểm nghèo suy thận mãn giai đoạn cuối nhưng không tài nào lo được số tiền lớn hàng trăm triệu đồng đủ chi trả cho một ca ghép thận, gần 1 năm nay, cô Nguyễn Thị Tuyết Em ở ấp Khu Phố, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn đành chọn giải pháp chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. Hành trình điều trị trước mắt hãy còn dài, song kinh tế gia đình thì ngày càng cạn kiệt.
Thắp sáng niềm tin – Kỳ 452: Em Đặng Thị Mỹ Hạnh
07/06/2018Với Mỹ Hạnh, tình thương yêu của mẹ, hình ảnh kiên cường của người cha luôn là nguồn động lực lớn lao giúp em nỗ lực vươn lên. Nhờ có quyết tâm cao trong học tập nên dù sống trong môi trường thiếu thốn đủ bề nhưng Mỹ Hạnh vẫn phấn đấu học tốt và trở thành học sinh xuất sắc nhiều năm liền tại trường THPT Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Trái tim nhân ái – Kỳ 437: Chị Nguyễn Thị Hương
06/06/2018Cách đây 4 năm, chị Hương có dấu hiệu bị khàn tiếng, đau rát ở cuống họng. Đến bệnh viện Tiền Giang thăm khám, rồi chuyển lên bệnh viện Ung bướu TPHCM, các bác sĩ xác định chị bị bướu ác tính ở tuyến giáp phải mổ cắt bỏ và tiến hành điều trị bằng phương pháp uống phóng xạ. Tuy nhiên, điều trị được 2 năm thì sức khỏe của chị Hương có dấu hiệu chuyển biến phức tạp.
Thần tài gõ cửa – Kỳ 421: Anh Quách Văn Hào
04/06/2018Lớn lên ở vùng quê nghèo xã Long Giang huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, anh Quách Văn Hào từ nhỏ bị sốt phát ban dẫn đến đôi mắt mù lòa. Thứ ánh sáng duy nhất khiến đời anh có nguồn vui sống chính là mỗi lần được chạm tay vào cần của chiếc đàn thùng, và cân chỉnh các cung phím.
Địa chỉ nhân đạo: Cháu Trần Anh Thư
04/06/2018Mắc phải căn bệnh lupus ban đỏ hệ thống nên chỉ mới 13 tuổi đầu, con đường học học vấn của cô trò nhỏ Trần Anh Thư phải đành bỏ dở. Chẳng những ước mơ tới trường mà ngay cả quá trình điều trị tới đây của cháu Thư không biết sẽ còn tiếp tục được bao lâu khi mà kinh tế gia đình đã vào hồi túng quẩn.
Thắp sáng niềm tin – Kỳ 451: Em Chế Hà Viên Quân
31/05/2018Với cậu học trò gốc người Chăm - Chế Hà Viên Quân, ngôi trường Tiểu học Trần Quốc Toản thị trấn Đ'răn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng được xem như mái nhà của gia đình em , nơi mà tập thể thầy cô ở phân hiệu Lạc Thiện đã dang tay bảo bọc cho Quân và mẹ sau nhiều năm lênh đênh ở trọ.
Trái tim nhân ái – Kỳ 436: Anh Lê Quang Rong
31/05/2018Có những gia đình, hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là một bữa cơm đạm bạc, một mái nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng sum vầy. Tuy nhiên, với cha con anh Lê Quang Rong ngụ xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, thì hạnh phúc còn mãi xa xôi, bởi cảnh sống quẩn quanh khó nghèo, lại đeo mang bệnh tật.
Thần tài gõ cửa – Kỳ 420: Anh Danh Tèo
28/05/201812 tuổi, anh Danh Tèo quê ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang chọn gắn bó với nghề mộc dù công việc ấy dường như không dành cho người mang đôi chân khập khiễng như anh. Ấy vậy mà mấy mươi năm qua, với sự giúp đỡ của vợ, anh Tèo đã dùng cái nghề cơ cực này nuôi sống cả gia đình.