Tuyết sạt lở do trọng lượng bản thân tuyết đọng cùng với gió lớn, lực ma sát giữa lớp tuyết đọng cũ và lớp mới khá nhỏ, nền tuyết đọng tan, hoặc nhiệt độ không khí tăng đột ngột dẫn đến tuyết đọng số lượng lớn gây nên sạt lở. Tuyết sạt lở thường kèm theo đá, cây cối gãy, gây nên ách tắc giao thông, chôn vùi nhà cửa, thôn xóm cùng người và gia súc.
+ Vứt bỏ tất cả những vật nặng trên người như ba-lô, ván trượt tuyết.
+ Khi xuất hiện tuyết sạt lở, cần ngay lập tức dời xa tuyến đường tuyết sạt lở.
+ Gặp tuyết sạt lở không nên chạy thẳng xuống dưới núi, vì băng tuyết cũng sạt lở xuống dưới núi, mà tốc độ có thể đạt hơn 50 km/h. Càng chạy xuống dưới núi càng nguy hiểm, có thể bị tuyết vùi lấp. Chạy ngay sang phía bên thì an toàn hơn, có thể tránh được đường tuyết rơi hay chạy lên nơi đất cao.
+ Nếu bị tuyết sạt lở đuổi theo hay không cách gì thoát được thì cần lập tức vùi đầu vào trong cổ áo để tránh băng tuyết lọt vào đường hô hấp dẫn đến ngạt thở.
+ Nắm chặt bất cứ vật kiên cố gì ở trên dốc núi, như gốc cây lớn, nham thạch nổi gồ lên, cho dù nhất thời lọt vào trong băng tuyết nhưng khi băng tuyết rơi hết thì còn có cơ hội thoát hiểm.
+ Nếu bị tuyết dồn xuống vách núi, cần cố gắng bò lên bề mặt lớp tuyết. Dùng động tác bơi để lội ngược lên, về phía bên cạnh dòng tuyết.
+ Khi lội ngược lên, dùng tay cản đá và băng trượt xuống.
+ Khi thấy tốc độ tuyết sạt lở giảm thấp thì cần cố gắng tìm cách phá tuyết mà ra, nếu không, tuyết vụn trượt xuống, dừng lại sẽ nhanh chóng đông cứng.
+ Hai tay ôm đầu, cố gắng tạo thành không gian hô hấp lớn nhất.
+ Để cho nước bọt trong miệng từ từ chảy ra xem xem cơ thể có lộn ngược, nghiêng lệch hay không. Nếu nước bọt chảy vào miệng thì chứng tỏ cơ thể đảo ngược, đợi khi xác định rõ vị trí cơ thể thì cố gắng chui ra khỏi đống tuyết.
+ Nếu không chui ra khỏi đống tuyết được thì cố gắng đừng cử động để tiết kiệm năng lượng cơ thể, tranh thủ nán lại một chút thời gian trong đống tuyết để chờ cứu viện đến.
+ Nếu gần đó xảy ra tuyết sạt lở, nếu không kịp rời khỏi nhà thì đóng chặt các cửa lại, đề phòng nhà có thể bị đổ sập thì chui vào gầm giường hay gầm bàn chắc chắn.
+ Nếu đang lái xe, phát hiện dốc núi gần đó có tuyết sạt lở thì tùy tình hình, có thể nhanh chóng chạy ra xa hay dừng xe lại.
+ Nếu tuyết chôn vùi xe thì lập tức cố gắng mở cửa xe để tránh cửa xe bị tuyết bít lấp.
+ Khi trượt tuyết hay đi bộ ở vùng núi, nên thường xuyên nghe dự báo thời tiết. Nếu thời tiết đột ngột chuyển biến xấu đi thì cần hủy bỏ hay rút ngắn hành trình để tránh nguy hiểm.
+ Khi có tuyết lớn, không được mạo hiểm lên núi. Khi tuyết rơi liên tục, tuyết mới dồn tích trên núi thường không vững chắc, chỉ cần có chút va chạm, thậm chí một tiếng kêu la cũng có thể dẫn tới tuyết sạt.
+ Thời tiết chợt lạnh chợt nóng hay khi mùa xuân, tuyết bắt đầu tan, cần hết sức chú ý.
+ Chú ý dấu hiệu tuyết sạt lở như tiếng nứt vỡ của băng tuyết hay tiếng đùng đoàng thấp trầm, quả cầu tuyết lăn xuống hay trên núi có mây tụ màu trắng xám.
(sưu tầm)