3/ GIÔNG BÃO
Giông bão là một hiện tượng thiên nhiên rất thường thấy. Một trận giông bão, ngắn chỉ trong mấy phút, dài có thể kéo dài mấy ngày. Giông bão có thể làm cây đổ nhà sập, mưa lớn kéo dài, có thể dẫn đến tai họa nước lũ, gió lớn có thể thổi cắt đứt dây điện đường và dây điện thoại, thậm chí có thể thổi bay người, gia súc, ô-tô trên các cánh đồng bát ngát.
Phòng bị trước giông bão
Mưa lớn, gió lớn đơn độc xuất hiện, nhưng thường kế tiếp nhau hay cùng xảy ra một lúc. Mưa gió đến cấp tốc, mãnh liệt thường mang đến những tổn thất về người và của. Vì vậy, khi nghe dự báo có mưa to, gió lớn thì cần chuẩn bị đầy đủ.
+ Thu dọn các đồ phơi phóng để tránh khi giông bão kéo đến trở tay không kịp. Đồng thời cũng cần thu dọn bồn hoa, cây phơi đồ để tránh gió thổi rớt xuống va đập vào người khác.
+ Đóng cửa sổ, cửa ra vào lại, nhất là những cánh cửa hứng gió cần đóng cho chặt. Khi cần thiết có thể dùng băng nhựa hay giấy cắt hoa dán lên cửa kính để gia cố, nhưng những cửa quay lại hướng gió có thể mở hé để cân bằng áp lực trong và ngoài nhà.
+ Không được tùy tiện đi ra ngoài, thà rằng nán lại trong nhà. Nếu cần thiết, tạm thời đóng cắt nguồn điện để tránh xảy ra những sự cố bất ngờ.
+ Khi có gió lớn, nếu mở khí gas nấu thức ăn, cần chú ý đừng để ngọn lửa bị gió thổi tắt để tránh khí gas thoát ra ngoài gây trúng độc khí gas.
+ Chuẩn bị sẵn đèn cầy, quẹt gas hay đèn pin. Nếu gió thổi đứt dây điện gây mất điện thì có thể sử dụng được ngay. Nhưng khi đốt đèn cầy cần tránh xa vật dễ cháy để tránh dẫn đến tai họa lửa.
+ Chuẩn bị sẵn túi nhựa hay vải nhựa chống nước. Khi có giông bão, thỉnh thoảng đi kiểm tra các phòng, bít lấp các nơi rò rỉ nước hay hư hỏng.
+ Những người ở tầng cuối nên kiểm tra một chút đường ống thoát nước, dọn sạch cây khô lá mục, khai thông cống rãnh để tránh mưa lớn trút xuống, nước thoát không kịp, khiến nước ứ lại tràn vào trong nhà.
+ Khi giông bão kéo đến, nếu vẫn còn ở bên ngoài nhà thì cần tạm tránh vào cửa hàng, trạm xe nơi an toàn gần đó.
+ Khi đường phố bị ngập nước, tốt nhất không nên lội nước mà đi để tránh bị ngã xuống cống rãnh hay dẫm phải kính vỡ, đinh sắt, đụng chạm phải dây điện bị gió thổi đứt.
+ Nếu bên người có mang theo vật dụng chống thấm nước thì cần lập tức sử dụng để tránh dầm mưa sinh bệnh.
+ Những ngôi nhà ở nơi đất trũng, thấp, khi giông bão có thể bị nước tràn vào nhà, có thể dùng đất cát đổ vào túi, bít lấp tất cả các cửa có thể bị nước lọt vào, làm chậm sự thấm tràn vào nhà của nước.
+ Sau trận cuồng phong có khi sẽ có một khoảng thời gian gián đoạn ngắn ngủi không có gió mưa. Điều này chứng tỏ mắt bão vừa đi qua, sau đó sẽ nhanh chóng có giông bão tiếp, không được xem thường. Lúc này cần tận dụng thời gian, những người bên ngoài cần nhanh chóng trở về nhà, người trong nhà cần tu bổ và gia cố cửa sổ, cửa đi.
+ Khi giông bão đã qua, cần quét dọn sạch sẽ môi trường, loại bỏ nước bẩn. Nếu các công trình công cộng bị hư hại nghiêm trọng, cần thông báo cho cơ quan hữu quan tu sửa.
(sưu tầm)