Cuốn lịch treo tường dừng ở ngày 2/9, chiếc đồng hồ nhỏ chỉ 9h47, một cuốn sách lịch sử chống ngoại xâm đang lật dở… dòng ký ức được lưu giữ nguyên vẹn gần 50 năm trong khu Phủ Chủ tịch.

Nhà 54 là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở và làm việc khoảng 4 năm (từ tháng 12 năm 1954

đến giữa tháng 5 năm 1958). Nhà 54 có ba phòng, phía giáp ao là phòng làm việc, cũng là nơi

Người tiếp khách, ở giữa là phòng ăn, kế tiếp là phòng ngủ.

Phía bên trái ngôi nhà 54 có một gara nhỏ, nơi trưng bày những chiếc ôtô: Pô-bê-đa, Pơ-giô 404,

xe Zit và Von-ga… chống đạn. Đây là những chiếc xe đã dùng phục vụ Bác trong thời gian

Người sống và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch.

Đường Xoài, con đường rộng 5 mét, dài hơn 200 mét. Hai bên đường là hai hàng cây xoài cổ thụ,

bởi vậy, con đường mang tên “Đường Xoài. Được nhiều người biết tới qua bài thơ “Theo chân Bác”

của nhà thơ Tố Hữu: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa/ Đường Xoài, hoa trắng nắng đu đưa”…

Ngôi nhà sàn cùng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ đã sống và

làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nó không chỉ mang đậm dấu ấn

lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam.

Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc: dài 10,5 m rộng 6,2 m, có hai

tầng, tầng trên có hai phòng: mỗi phòng rộng trên dưới 10 m2 dùng làm phòng ngủ và phòng

làm việc về mùa đông, ngôi nhà hoàn thành vào ngày 1/5/1958. 

Tầng dưới là nơi Bác Hồ thường làm việc về mùa hè, nơi họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn

đề quan trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp khách thân mật. Hiện nay, gần 250 tài liệu của

Bác và toàn bộ kiến trúc, khuôn viên nhà sàn vẫn được bảo quản, giữ gìn như những ngày

cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc. 

Tầng trên của Nhà sàn có một phòng làm việc và một phòng ngủ của Người. Ngăn dưới cùng

của giá sách là chiếc máy chữ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng hàng ngày như một cây bút.

Tại phòng ngủ, tiện nghi sinh hoạt của Người gồm chiếc giường gỗ trải chiếu cói, mùa đông có

thêm tấm đệm, chăn bông và một lò sưởi điện nhỏ. Trên bàn làm việc ở phòng ngủ còn một

số sách, tạp chí, chiếc mũ cát và chiếc đài bán dẫn của bà con Việt kiều Thái Lan kính biếu Người.

Trên chiếc tủ nhỏ đặt ở đầu giường vẫn còn chiếc đồng hồ và cuốn sách Cuộc kháng chiến chống

xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII mà Người đang đọc dở.

Nhà 67 nằm phía sau nhà sàn (cách khoảng 30 m), được khởi công xây dựng ngày 1/5/1967,

khánh thành ngày 20/7/1967. Tường nhà dầy hơn 60 cm, trần nhà dày hơn một mét, đều được

làm bằng bê tông, cốt thép… Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Bộ Chính trị. Người làm

việc trong thời gian đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc (1967 – 1969), nơi Người chữa

bệnh và qua đời, nên thường được gọi là nhà 67 hoặc DK2.

Cuốn lịch treo tường dừng lại ở ngày 2/9/1969.
Chiếc đồng hồ trên tủ nhỏ cạnh giường dừng lại ở thời khắc Người đi xa: 9 giờ 47 phút.

Phòng trưng bày hiện vật là các dụng cụ y tế đã được sử dụng để chữa bệnh cho Chủ tịch

Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 24/8 đến 2/9/1969. Phòng có các thiết bị cần thiết cho một

phòng hồi sức cấp cứu hiện đại nhất lúc bấy giờ. Năm 2009, nhân kỷ niệm 55 năm ngày

Chủ tịch Hồ Chí Minh về sống và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch và 40 năm ngày Bác đi xa, Khu

di tích đã mở cửa phòng trưng bày các thiết bị y tế phục vụ chữa bệnh cho Bác những ngày cuối đời

để giới thiệu cho khách tham quan trong nước và quốc tế.

Nguồn: Ngọc Thành ( VnExpress )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *