Xuất hiện tại Châu Âu vào khoảng thế kỉ 13-14, bộ bài Tây ngày nay đã trở thành một trò chơi vô cùng phổ biến trên thế giới. Song không phải ai cũng biết về những điều bí mật đằng sau mỗi quân bài.
Bộ bài Tây, người Việt Nam còn hay gọi là tú lơ khơ hay bộ tú, tiếng Anh là Playing cards bao gồm 54 lá bài, trong đó có 52 lá thường là: K, Q, J, 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, A chia làm 4 chất Cơ, Rô, Chuồn (Tép) và Bích.
Còn lại là hai lá Joker, hay còn gọi là quân phăng teo hay chú hề. Chúng ta gọi đây là bộ bài Tây để tránh nhầm lẫn về nguồn gốc cũng như đặc điểm, cách chơi so với bộ bài Trung Quốc hay bộ bài ta như Tam cúc, tứ sắc, tổ tôm,…
Vậy nguồn gốc của bộ bài Tây là gì?
Bộ bài đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 9 thời nhà Đường (năm 618 – 907). Chúng được làm bằng giấy và phổ biến trong giới quý tộc, vương gia. Trò chơi này được cái thương gia phương Tây đưa về đất nước mình.
Người ta ghi nhận việc người châu Âu sử dụng bộ bài Tây ngày nay từ năm 1418. Các lá bài Vua, Hoàng hậu hay Hoàng tử được in và tạo hình rất đẹp và đắt tiền. Các mẫu lá bài và cách chơi cũng được thay đổi tùy từng quốc gia. Đôi khi, chúng được dùng vào việc bói toán hay ảo thuật nhiều hơn là chơi giải trí.
Bộ bài Tây phổ biến ngày nay.
2 màu đen và màu đỏ tượng trưng cho ngày và đêm tượng ứng. Có nghĩa là, tổng giá trị các quân bài trong một bộ bài là 364, thêm chất bài Joker là 365, đại diện cho 365 ngày trong một năm. Lá bài Joker còn lại làm cho tổng có thể là 366, là số ngày trong một năm nhuận.
Các quân J,Q,K trong một bộ bài Tây được in vào năm 1925.
52 lá bài trong một bộ bài đại diện cho 52 tuần trong một năm. Một bộ bài Tây mang ý nghĩa của 1 năm dương lịch. Theo đó, 4 chất Cơ, Rô, Chuồn (Tép) và Bích tương ứng với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
13 loại lá bài tượng trưng cho 13 giai đoạn của mặt trăng, có thể hiểu nó được sử dụng như một cuốn lịch âm song hành. Những chất bài còn được sử dụng cho các yếu tố ma thuật trong bói toán.
Dưới đây là ý nghĩa bí ẩn từng quân bài Tây không phải ai cũng biết.
Quân Bích.
Spades – quân Bích. Đại diện cho thanh kiếm, không khí, sức mạnh của hơi thở và tâm lực, hiện thân cho người đàn ông. Trong bói toán, nó đại diện cho sự cách trở, không thuận lợi. Ví như quân hai bích mang hàm ý bạn gặp tổn thương do bạn đặt niềm tin quá nhiều ở một người rồi không được đền đáp xứng đáng.
Quân Cơ.
Heart – quân cơ. Chúng đại diện cho nước, sức mạnh của tiềm thức và sự chữa lành bệnh tật, hiện thân cho người phụ nữ. Ví như quân 9 Cơ trong thuật bói toán có nghĩa về thời vận, bạn có người âm hay thần linh phò tá, che chở.
Quân Rô.
Dimonds – quân rô. Chất Rô mang ý nghĩa của lá chắn, trái đất, sức mạnh, sức chịu đựng và sự phong phú, đa diện. Chúng còn mang biểu tượng của sự giàu có, do hình dáng khiến người xem liên tưởng tới các viên ngói lớp trên mái nhà của giới thương nhân phương Tây.
Quân Nhép.
Clubs – quân Nhép. Đại diện cho hình ảnh cây đũa thần, lửa, ý chí và sự biến đổi vạn năng. Ví như quân Át nhép có nghĩa là sự tương quan về nhân quả nợ nần với nhau, sự vay trả trong đời. Trong bói toán người bốc phải quân này có nghĩa là người có nhiều tiền, song không phải tiền của mình mà là tiền của người khác hoặc đi vay mượn.
Quân thằng hề.
Joker – quân Thằng hề, quân phăng teo, lại là một lá bài đặc biệt trong bộ bài 54 cây hiện đại. Mỗi bộ thường có hai lá bài này. Joker thường có 1 lá màu đen trắng và 1 lá màu sắc sặc sỡ.
Các nhà sản xuất cho rằng họ làm quân phăng teo chỉ với mục đích gây hài.
Các nhà sản xuất cho rằng họ làm quân phăng teo chỉ với mục đích gây hài, bản thân tác dụng của quân Joker cũng không nhiều, nó vốn là một quân bài tự do, không có luật chơi nào áp đặt lên được. Lá bài này phổ biến ở Đức, Mỹ, thậm chí ở đây chúng còn là lá bài chủ cao nhất, thậm chí được phép đại diện cho nhiều lá bài khác nhau.
The Fool – Quân bài không được đánh số.
Trong bộ bài tarot được sử dụng trong chiêm tinh học, thì quân Joker được so sánh với The Fool – quân bài không được đánh số, có thể là tất cả và cũng có thể chẳng là gì. Nghĩa xuôi là sự khởi đầu của sự sống, ngây thơ, tự phát, còn nghĩa ngược lại là sự ngây ngơ đến khờ dại, liều lĩnh.
Quân The Fool được so sánh với lá bài Joker – một chàng trai ngẩng cao đầu, bước chân đang dần rời khỏi vách đá trong khi đang đối mặt với Đấng Siêu nhiên.
Quân 9 rô.
Trong khi đó, quân 9 Rô lại có cho riêng mình một truyền thuyết. Trong một thời gian dài, quân bài này được gọi là "tai họa của xứ Scotland". Các nhà sử học ghi lại rằng, chính trên lá bài 9 Rô, Công tước Cumberland (1721 – 1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden.
Một giả thiết khác nói về sự "u tối, ám ảnh" của lá bài 9 Rô, đó là trong một kiểu chơi bài cho hoàng hậu xứ Scottland – bà Marie đề xướng, 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scottland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình tán gia bại sản, số 9 Rô từ đó còn mang nghĩa "tai họa".
Nguồn: Theo Dân Việt