Từ xưa đến nay, Nam Kinh luôn đuợc xem là cái nôi của kỹ nghệ dệt gấm. Điểm nổi bật của nhất của gấm Nam Kinh so với gấm của các nơi khác là những người thợ Nam Kinh sử dụng một lượng lớn tơ chỉ màu vàng kim óng ánh để điểm tô cho sản phẩm của mình, hoà cùng những sợi chỉ đủ màu sắc để hình thành nên những bức tranh gấm đa sắc đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Vì thế, chỉ tơ vàng luôn là nền tảng cho những sản phẩm vải gấm Nam Kinh.

Nhưng việc dệt gấm không hề đơn giản. Mỗi khung dệt gấm phải cần đến 2 người, một người đứng trên cao phụ trách tạo mẫu, một người ngồi bên dưới phụ trách dệt gấm, công việc diễn ra khá phức tạp. Tất cả qui trình dệt gấm đều tuân thủ phương pháp dệt thủ công, và nếu chỉ có một người thì sẽ chẳng thể nào thực hiện được. Ngoài ra, quá trình dệt gấm đòi hỏi tay nghề người thợ phải thật giỏi, tỉ mỉ và chuẩn xác. Cùng hợp sức, hai người làm việc miệt mài bên khung vải, nhưng mỗi ngày, họ cũng chỉ có thể dệt được một tấc gấm. Vào năm 1958, tại đây, giới khảo cổ đã khai quật được hơn 300 sản phẩm gấm hoa, một trong số đó có mảnh gấm dùng làm Long bào cho Hoàng đế được đánh giá là quý giá nhất. Những thợ dệt giỏi ở Nam Kinh đã dành thời gian 5 năm để dệt lại mảnh gấm tương tự như mảnh Long bào khai quật được. Mảnh gấm Long bào dài gần 17 mét, nặng 900 gram, tổng cộng có đến 121.370 đường chỉ, trên gấm có 17 con rồng và rất nhiều hoa văn. Đây là một tác phẩm vô cùng tinh xảo đã góp phần đưa danh tiếng nghệ thuật dệt gấm thủ công Trung Quốc vang xa.

Gia Nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *