7/08, 8:37 am
Không chỉ con người mới biết tạo ra những công cụ để phục vụ cho đời sống của mình, mà trong thế giới tự nhiên, một số loài động vật cũng biết làm điều này và sử dụng công cụ một cách khá hiệu quả.
Rái cá biển
Rái cá biển sống phần lớn dưới đại dương vì đây là nơi mà chúng tìm được loại thức ăn khoái khẩu. Các loài vật giáp xác thường phát triển mạnh mẽ bên dưới các vách đá gồ ghề. Các loài vật thân mền này lại được một lớp vỏ cứng bảo vệ bên ngoài. Lớp vỏ khiến con rái cá gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, con rái cá khá thông minh trong việc dùng đá để đập vỡ lớp vỏ của con giáp xác. Một số con còn mang theo cả hòn đá mà mình thích, đựng trong chiếc túi để dưới nách. Rái cá xem hòn đá như một thứ công cụ hữu ích để làm vỡ vỏ của các con giáp xác có manh áo cứng như giáp sắt.
Cá heo
Cá heo sống nhiều trong Vịnh cá mập ở Australia. Loài thú có vú duy nhất sống trong lòng đại dương này có đủ trí thông minh để sử dụng công cụ. Nó là loài vật có bộ não to lớn nhất so với kích thước của cơ thể, vì thế nó thừa biết rằng tìm thức ăn trong vùng nước cạn ở Vịnh cá mập là khá nguy hiểm. Khi con cá heo bơi trong vùng biển cạn để tìm thức ăn, nó có thể đối đầu với loài vật độc nhất của đại dương: cá đá. Cá đá có hình dạng rất giống hòn đá và khá nhiều chiếc gai có chứa độc tố, có thể giết chết cá heo. Để được an toàn và tránh nộc độc của con cá đá, buộc cá heo phải sử dụng công cụ, đó là dùng chiếc mỏm của nó để ngậm bọt biển và dò tìm thức ăn. Bằng cách đó, nó có thể tránh được nộc độc của con cá đá. Tuy nhiên, không phải con cá heo nào cũng làm được điều này và kết quả là có rất nhiều con cá voi phải bỏ mạng dưới tác dụng của nộc con cá đá.
Chim kên kên Ai Cập
Chim kên kên Ai Cập thường bay dạo quanh những vùng bình nguyên để tìm thức ăn. Một trong những loại thức ăn mà chim này ưa thích là trứng đà điểu. Tuy nhiên, trứng đà điểu khá to, nặng khoảng 24 trứng gà, và khá cứng. Kên kên Ai Cập là loài chim bé nhỏ, móng vuốt của chúng cũng khá yếu nên không dễ dàng làm vở quả trứng đà điểu. Vì thế, thay gì dùng sức, nó dùng trí não. Nó tìm một hòn đá vừa phải, gắp hòn đá bay lên, nhắm vào quả trứng và buôn hòn đá xuống. Quả trứng vỡ ra, sau đó nó từ từ thưởng thức bữa ăn ngon lành.
Ong bắp cài
Ong bắp cài xây tổ bằng đất, sau đó chúng bay đi tìm các loài nhỏ hơn như nhọng bướm hay cào cào rồi chích nộc độc làm tê liệt con mồi, mang về tổ nhét vào trong chiếc tổ. Mọi việt hoàn tất, ong bắp cài sẽ đẻ trứng vào trong tổ đất. Ấu trùng ong con sẽ phát triển và nhấm nháp phần thức ăn mà bố mẹ nó đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, nhiều con vật khác lại rất thích tìm ăn ấu trùng của ong bắp cài. Do đó, ong bố mẹ phải bảo vệ con mình bằng cách là nhặt những viên sỏi nhỏ, sau đó dùng cơ cánh và sức mạnh toàn thân nén chặc cửa hang lại. Chúng làm như thế là để bảo vệ ong con, khi ong con trưởng thành và đã ăn hết phần thức ăn dự trữ, nó sẽ tự đẩy cửa là hòn đá, rồi bay ra ngoài.
Chim diệc lông xanh
Loài chim diệc này sống trong các đầm lầy ở Bắc Mỹ. Chúng dùng phần lớn thời gian trong ngày kiên nhẫn chờ đợi con mồi bơi đến gần. Trớ trêu thay, chân con diệc quá ngắn nên nó không thể đi đến nơi có vùng nước sâu, trong khi ở vùng nước cạn thì không nhiều cá. Nó nghĩ ra cách là dụ cá vào. Nó dùng lông vũ, cành cây, trái cây và thậm chí, nhiều khi nó dùng cả bánh mì để dụ đàn cá vào tầm hoạt động của chúng. Chính nhờ việc sử dụng công cụ này mà chim diệc không bao giờ đói.
Thu Thủy