Các nhà nghiên cứu từ khoa Y học, Đại học Washington, Mỹ, vừa phát hiện mắt gà có khả năng thị giác đáng kinh ngạc, mở ra hướng nghiên cứu chữa trị cho bệnh thị giác ở người.

Các nhà khoa học vừa xác định được năm loại cơ quan thụ cảm ánh sáng trong mắt gà. Họ cũng khám phá rằng, các thể cảm đan xen vào nhau giúp tối đa hóa khả năng nhìn của loài gà, để có thể thấy được nhiều màu sắc trong bất kỳ phần nào của nhãn cầu – cấu trúc cảm nhận ánh sáng ở phần sau của mắt. Các thụ quan đôi hình nón còn giúp cho việc xác định di chuyển tốt hơn. Nghiên cứu trên đăng trên tạp chí PLoS One.

"Dựa trên phân tích này, những loài chim có thị lực màu sắc cao hơn loài người chúng ta. Tổ chức của các thụ quan màu sắc trong nhãn cầu gà giúp chúng vượt trội hơn, giống như hầu hết các loài thú có vú khác", tiến sĩ Joseph Corbo, trưởng nhóm nghiên cứu khoa bệnh lý, miễn dịch và gien.

Corbo dự định tiến hành những nghiên cứu tiếp theo nhằm giải thích tổ chức thụ quan được thiết lập như thế nào. Ông nói, những hiểu biết thấu đáo về vấn đề này có thể giúp các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu trong việc sử dụng tế bào gốc và những kỹ thuật khác trong việc điều trị gần 200 rối loạn gien đây ra những loại bệnh về thị giác như mù lòa.

Loài chim sở hữu thị lực màu lớn vì không phải trải qua một giai đoạn tiến hóa của lịch sử trong bóng tối. Bởi vì dù cùng chung tổ tiên với bò sát và thú có vú, nhưng trong suốt thời kỳ khủng long, hầu hết loài thú có vú đều trở thành động vật ăn đêm trong hàng triệu năm, còn loài chim thì không.

Nhãn cầu gà chứa các thụ quan có thể cảm nhận cả bước sóng tím

Thị lực ban đêm do các thụ quan hình que, phát triển trong mắt loài thú có vú trong suốt thời kỳ khủng long; còn thị lực ban ngày dựa vào loại thụ quan hình nón. Loài chim có nhiều loại tế bào hình nón hơn các loài thú có vú.

"Nhãn cầu của con người có tế bào hình nón cảm nhận các bước sóng đỏ, xanh lá và xanh dương. Nhãn cầu của loài chim lại có thêm tế bào có thể nhận được bước sóng tím, bao gồm vài tia cực tím; đặc biệt là một vài tế bào nón đôi giúp chúng phát hiện các chuyển động nhỏ", Corbo giải thích.

Nhóm nghiên cứu tìm ra nhiều loại tế bào nón được phân bố trên nhãn cầu, nhưng điều đặc biệt là hai tế bào nón cùng loại không bao giờ xếp cạnh nhau. Điều này giúp hình thành những vùng màu trong trường thị giác của chúng. Corbo cũng nhấn mạnh tác dụng của tính nhạy sáng đặc biệt giúp cho loài chim tìm kiếm bạn tình, những con chim có màu lông sặc sỡ, hay là khi kiếm ăn trên những quả, trái cây nhiều màu.

"Rất nhiều yếu tố do hoàn cảnh di truyền gây ra bệnh mù ở con người ảnh hưởng tới các tế bào nón và que, việc nghiên cứu tổ chức trên nhãn cầu gà có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn và sửa chữa những vấn đề về mắt chúng ta", Corbo nói.

Theo baodatviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *