Hành khách 1: Võ Thị Mỹ Phương (1995) – Ấp Dương Kiển, xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Chia tay chồng khi con thơ chỉ mới bập bẹ biết nói, chị Mỹ Phương luôn dặn lòng phải cố gắng bù đắp thật nhiều cho con nhưng rồi, biến cố một lần nữa ập xuống gia đình 3 thế hệ…
Ngôi nhà vắng đi bóng dáng người đàn ông, thế nên giờ đây mẹ già – con thơ cũng chỉ có thể trông đợi vào đồng lời bán cà phê của người phụ nữ nhỏ bé này. Một phương sinh kế ổn định hơn để cải thiện cuộc sống gia đình chính là hướng đi tốt nhất đối với tình cảnh hiện tại của chị Phương.
Dẫu chẳng thể biết rằng gia đình nhỏ này sẽ còn đối mặt với biết bao khó khăn nữa nhưng chúng tôi tin rằng, chị Phương sẽ luôn mạnh mẽ, kiên cường vì chị còn có mẹ và con thơ, còn có cả ước mơ thoát nghèo vẫn đang dang dở.

 

Hành khách 2: Phạm Thị Mơ (1957) – Ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Rời tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đi thêm hơn 150 km nữa để tìm đến bà Phạm Thị Mơ –người phụ nữ đã hơn nửa đời người nhưng phải lam lũ nuôi 3 đứa cháu thơ, ở ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Hơn 70 tuổi, bà Mơ – người bà, người mẹ này luôn âm thầm quán xuyến mọi việc trong – ngoài, để đổi lại cho cháu nội một những bữa cơm no, những giây phút ấm lòng khi không có một gia đình trọn vẹn.
Chúng tôi hy vọng rằng, chị Phương hay bà Mơ khi có phương sinh kế mới, cuộc sống của hai gia đình có thể vơi bớt những cơ cực và có điều kiện chạy chữa bệnh tình cho người thân tới nơi, tới chốn. Chị Phương đã sẵn sàng cho cuộc thi tài ngày hôm nay, thế nhưng, cách đây 3 ngày, bà Thi – mẹ ruột chị Phương phát bệnh tai biến. Chị Phương phải luôn túc trực bên cạnh mẹ. Thế nên, anh Hiểu – người hàng xóm tốt bụng của chị Phương đã nhiệt tình đồng ý hỗ trợ cho chị Phương. Và vì lý do sức khỏe của bà Mơ không đảm bảo nên anh Trúc – người hàng xóm ở cạnh nhà cũng sẽ đại diện cho bà tham gia cuộc tranh tài này

Bích Trâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *