Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang triển khai sứ mệnh Proba-3 nhằm khám phá mặt trời. Sứ mệnh sẽ ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo ra một “nhật thực nhân tạo”, từ đó giúp các nhà khoa học có thể quan sát vành nhật hoa bao quanh khí quyển của Mặt trời.
2 vệ tinh của sứ mệnh Proba-3 sau khi phóng sẽ bay gần nhau, giữ một khoảng cách cố định là 144 mét. Trong đó, một vệ tinh sẽ hoạt động giống như lá chắn, chặn một phần tầm quan sát Mặt trời của vệ tinh còn lại, từ đó tạo ra “nhật thực nhân tạo” kéo dài nhiều giờ liền. Nhật thực nhân tạo này giúp các nhà khoa học có thể quan sát được vành nhật hoa, là bầu khí quyển được tạo ra xung quanh mặt trời khi xảy ra hiện tượng nhật thực, và có nhiệt độ cao hơn bề mặt mặt trời gấp hàng trăm lần. Sứ mệnh này cũng đánh dấu thử nghiệm đầu tiên của ESA trong việc giữ đội hình bay cố định.
Ông Dietmar Pilz – Giám đốc kỹ thuật của ESA cho biết:
“Proba-3 cũng là một trong những sứ mệnh quan trọng để xác minh rằng một số công nghệ thực sự có thể hoạt động được trong không gian.”
Sứ mệnh Proba-3 là sứ mệnh quốc tế với sự đóng góp của 14 quốc gia. Các nhà khoa học tham gia dự án này kì vọng sứ mệnh sẽ thành công và tạo bước ngoặt trong hành trình khám phá vũ trụ.

Viết Khôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *