9/08, 7:52 am Sóng bão

Bão tố có tốc độ kinh hoàng và sức tàn phá dữ dội. Di chuyển qua những hải lưu ấm áp của biển, những cơn bão thu thêm năng lượng khi đổ bộ vào đất liền và thường mang theo lốc xoáy.

Năm 1995, cơn bão có tên Lu – I, mang cơn thịnh nộ kinh hoàng trên vùng biển Caribe. Nó tập hợp nguồn sức mạnh mới khi di chuyển qua các đại dương. Khi cơn lốc xoáy đi qua vùng nước ấm, sự bốc hơi liên tục cung cấp nguồn năng lượng mới, nó không đổ bộ vào Florida như dự kiến của các nhà dự báo mà ẩn mình ngoài khơi và di chuyển về hướng Bắc. Khi di chuyển, nó tự thu năng lượng đồng thời gia tăng vận tốc và sức mạnh. Khi đi qua, nó làm cho nước biển dâng lên thành sóng, những con sóng cao đến 17m, Những nơi gần đất liền có những con sóng cao đến gần 30m, sau đó rơi vào im lặng, sự im lặng ghê người.

Trong khi đó, con tàu du hành mang tên nữ hoàng Elizabeth thực hiện chuyến hành trình từ châu Âu đến thành phố New York. Nó được thiết kế có thể an toàn trước cơn bão có cột sóng cao 10m. Con tàu cách nơi có bão đến hàng trăm dặm, mọi người trên tàu không hề có thông tin gì về cơn bão và họ cũng không hề biết là có bão sắp đến. Con tàu vẫn ngao du trên đường đến New York, sau đó một ngày, đại dương nơi con tàu đi qua bắt đầu nổi sóng. Khi con sóng dâng cao đến hơn 10m, thì đã quá muộn để có thể thay đổi lộ trình.

Bão không phải là tác nhân chính gây ra sóng, nhưng nó có khả năng mang sóng đi xa tới 4.000 dặm. Những vùng biển cạn, cột sóng thật kinh hoàng, giống như những núi nước đang di chuyển.

Bão là một trong những nguyên nhân tạo sóng và thường xuyên xuất hiện tại các khu vực có áp xuất thấp. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng giúp bão xuất hiện thường xuyên hơn. Khi xuất hiện bão, đồng thời cũng xuất hiện những con sóng cuộn. Gần đây, các nhà nghiên cứu mới nhận ra rằng, sóng cuộn là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn và thiệt hại trên biển. Thường những thiệt hại lớn nhất là các tàu và các giàn khoan. Khi bão đến làm cho nhiệt độ của nước trong vùng có bão cũng tăng cao, các vật liệu làm giàn khoan cũng bị giãn nở. Làm cách nào để có thể chống chọi lại những cơn gió mạnh nhất và nước ấm lên khi có bão? Câu trả lời vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Năm 1962, cơn bão kinh hoàng đã bất ngờ tấn công vào một thành phố của Đức vào giữa đêm khuya. Cơn bão lốc làm cho thủy triều dâng cao, tràn vào cửa sông và phá tan những con đê chắn sóng, khiến cả thành phố bị nhấn chìm trong biển nước.

Sự thay đổi khí hậu trên toàn cầu đã dẫn đến những hiện tượng mà chúng ta nhìn thấy ngày nay đã bắt đầu cách đây 30 năm. Bất cứ điều gì chúng ta làm ngày nay sẽ được nhìn thấy trong 30 năm sau. Một quãng đường không dài cũng không ngắn để chúng ta hành động.

Thu Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *