Hành khách 1. Trần Thanh Dân (1958) – Ấp An Phong, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Hộ gia đình đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ, đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Phờ đến từ ấp 21, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Trong căn nhà quạnh hiu chỉ có bà Phờ sống nương tựa cùng chồng là ông Phạm Quốc Trận. Bởi người con trai duy nhất của ông bà là anh Phạm Phương Trình đã lập gia đình và ra riêng cách đây 4 năm . Suốt hơn 2 năm qua, bếp than chưa bao giờ ngừng đỏ lửa để nấu từng mẻ xôi bắp – phương kế mưu sinh duy nhất của đôi vợ chồng này.
Cứ ngỡ bôn ba lên tỉnh Đồng Nai để làm công nhân có thể kiếm tìm được nguồn thu ổn định hơn thì ông Trận lại không may bị tai biến chỉ sau 2 tháng làm lụng tại đây, ông bị liệt nửa thân người trái. Bà Phờ đành chở chồng về quê nhà Cà Mau để đỡ nặng gánh tiền nhà trọ.
Sau căn bệnh của chồng bà Phờ trở thành lao động chính. Trở về quê hương, bà Phờ vay mượn hàng xóm 8 triệu đồng, bắt tay vào việc chăn nuôi gà kiếm tiền thuốc men cho chồng.
15 năm ở đậu trên đất của người hàng xóm tốt bụng, bà Phờ ông Trận chỉ dám thầm mơ ước về một căn nhà riêng cho mình. Nhưng vì nợ nần vẫn còn đó, đứa con trai duy nhất là anh Phương Trình nhiều năm qua làm nghề phụ hồ bấp bênh ở tỉnh Cần Thơ, cuộc sống của em vẫn đang gặp nhiều chật vật để vun vén tổ ấm nhỏ nên cũng chẳng thể đỡ đần cho mẹ cha.
Bà Phờ thấu hiểu được rằng, chỉ có cố gắng tự lực vươn lên cảnh khó nghèo, mới có thể thay đổi cuộc sống chật vật bấy lâu. Ước mơ mở ra buôn bán tại nhà là hoàn toàn hợp lý để bà Phờ có thể tiếp tục vững tin, làm điểm tựa cho chồng mình.


Hành khách 2. Trần Thị Phờ (1974) – Ấp 21, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Đi qua những ngày nắng rồi những ngày mưa, ở tuổi về chiều đôi vai của ông Trần Thanh Dân ngụ tại ấp An Phong, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã có lúc chùn xuống vì mỏi mệt. Gần 20 năm xa xứ, miệt mài sớm tối làm lụng, dành dụm từng đồng lương kiếm được từ công việc bốc vác tại TPHCM, ông Dân hy vọng có thể trang trải cuộc sống gia đình 4 thành viên là vợ chồng ông, người con trai út và đứa cháu ngoại nhỏ tuổi.
Ròng rã hơn 48 năm sát cánh bên nhau, cùng nhau nuôi các con ăn học nên người mà giờ đây ông Dân bà Thủy vẫn chưa được an yên vì vẫn phải bảo bọc cho hai người thân là con trai út – anh Trần Văn Của bị rối loạn tâm thần bẩm sinh, và Trần Minh Hiền – cháu ngoại của ông bà, con của người con gái thứ 3.
Năm 2021, sau đợt dịch covid bùng phát, ông Dân thất nghiệp, tiền bạc trong nhà dần cạn kiệt nên cả gia đình 4 thành viên đã quay trở về quê hương Tam Bình sinh sống. Sau khi trở về quê,
ông Dân quyết định dùng hết số tiền dành dụm sau bao năm mưu sinh nơi xứ người gần 20 triệu đồng để thuê đất trồng cam vào thời điểm đó. Thế nhưng, đến khi thu hoạch thì giá cam lại đột ngột giảm giá, khiến ông rơi vào cảnh khốn cùng.
Gồng gánh qua thêm 2 mùa vụ mà giá cam vẫn không khá hơn, nợ nần thêm chồng chất nên giờ đây, vợ chồng ông Dân bám trụ với công việc bán vé số. Nhận ra rằng, việc trồng rau ở vùng đất màu mỡ Tam Bình sẽ phù hợp hơn nên ông Dân đã nuôi dưỡng ước mơ này cho đến nay.
Gần nửa đời người nhưng cuộc sống vẫn còn quá cơ cực, hơn ai hết hai người trụ cột là ông Dân và bà Phờ đều hiểu được rằng, chỉ khi có được kế sinh nhai ổn định thì mới có thể chăm sóc chu toàn cho người thân bệnh tật.Chúng tôi mong rằng khi được Chuyến xe nhân ái trao tay cơ hội mới, hai người chơi sẽ cố gắng hết mình giành lấy chiến thắng và thực hiện trọn vẹn ước mơ!

 

Bích Trâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *