Vạn Lý Trường Thành là một trong những kỳ tích kiến trúc ấn tượng nhất trong lịch sử nhân loại. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, công trình này vẫn đứng vững và trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu Trung Quốc. Sau nhiều năm nghiên cứu, một nhóm các nhà khoa học Mỹ mới đây đã phát hiện ra lớp vỏ sinh học giúp Vạn Lý Trường Thành kiên cố cho đến ngày nay.
Ảnh minh họa
Phó Giáo sư Matthew Bowker thuộc Đại học Bắc Arizona (Mỹ) cho biết, những người xây dựng Vạn Lý Trường Thành đã sử dụng hỗn hợp vật liệu hữu cơ như rêu, địa y để tạo ra một lớp vỏ sinh học giúp bảo vệ công trình này. Trong quá trình xây dựng, các thợ xây cổ đại thường sử dụng đất nện bao gồm hỗn hợp vật chất hữu cơ như đất, sỏi nén chặt với nhau để xây dựng bức tường đồ sộ. Những vật liệu này có thể dễ bị xói mòn hơn các vật liệu khác như đá rắn, nhưng chúng góp phần thúc đẩy sự phát triển của lớp vỏ sinh học.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, loại “vữa sống” nói trên bao gồm vi khuẩn lam, rêu, địa y giúp gia cố công trình, nhất là ở khu vực khô cằn và bán khô cằn. Theo nhóm nghiên cứu, vi khuẩn lam và nhiều dạng sống khác bên trong vỏ sinh học tiết ra hợp chất như polymer gắn kết chặt chẽ với hạt đất nện, từ đó tạo ra chất giống xi măng, ngăn chặn hiệu quả sự xói mòn và tăng độ bền của công trình./.
Dương Tuyển