Các nhà khoa học đang công tác ở Viện nghiên cứu Y tế Nông thôn thuộc Đại học Monash của Australia mới đây cho biết các vụ cháy rừng vào mùa Hè 2019-2020 ở nước này có thể là nguyên nhân khiến các bà mẹ đang cho con bú sống gần các đám cháy_bị mất sữa. Phát hiện này đã thúc đẩy các tổ chức xã hội ở Australia đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho các bà mẹ sinh con trong những trường hợp khẩn cấp do thiên tai.
Lực lượng chữa cháy đang tác nghiệp
Khi đợt cháy rừng năm 2019-2020 hoành hành ở bang Victoria, chị Laura Hogg đang cho đứa con đầu lòng 3 tháng tuổi bú. Chỉ sau vài ngày đối phó với tình trạng khẩn cấp do cháy rừng, chị Laura Hogg nhận thấy lượng sữa tiết ra giảm sút nghiêm trọng. Đám cháy trở nên dữ dội hơn buộc gia đình chị phải chuyển đến một trung tâm sơ tán, đồng nghĩa với việc chị và những bà mẹ mới sinh khác phải chăm sóc con của họ ở nơi công cộng, bao gồm cả việc cho con bú.
“Tôi nghĩ vì chúng tôi đã trải qua một thời gian dài căng thẳng nên sữa không về.”
Theo giải thích của Tiến sĩ Rochelle Hine, một bà mẹ có thể rơi vào tình trạng cực kỳ căng thẳng và thậm chí là tổn thương khi đối mặt với thảm họa tự nhiên. Bà cũng phát hiện ra rằng tình trạng này ảnh hưởng đến rất nhiều phụ nữ sống trong khu vực bị cháy rừng trong thời kỳ chu sinh (tức 7 ngày sau khi sinh). Cho nên, theo bà, việc duy trì hoạt động của các trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em trong trường hợp khẩn cấp để các bà mẹ cảm thấy an toàn và thoải mái là giải pháp tốt nhất.
Quảng Đức